Xây dựng thương hiệu từ chuỗi nông sản hữu cơ, OCOP

Kinh doanh Khắc Nam
Chuỗi cửa hàng Bác Tôm những ngày qua luôn trong tình trạng "căng mình" để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của khách hàng trong mùa dịch Covid-19. Kênh bán hàng chính hiện nay của Bác Tôm là chuỗi 20 cửa hàng thực phẩm hữu cơ và OCOP ở Hà Nội.

Hướng kinh doanh hiệu quả trong mùa dịch

Là một trong những thương hiệu thực phẩm sạch uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng nên trong thời điểm Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cửa hàng Bác Tôm luôn trong tình trạng căng mình để đáp ứng thật tốt nhu cầu thực phẩm tăng cao của khách hàng trong mùa dịch Covid-19.

Để phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng, chuỗi cửa hàng Bác Tôm đã phối hợp rất tốt với nhà cung cấp để chuẩn bị chu đáo hàng hóa cả về chủng loại và số lượng, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá. Trong dịp này, mặc dù sản lượng hàng bán ra tại các chuỗi cửa hàng tăng khá nhiều (khoảng 30%), tuy nhiên giá cả các sản phẩm vẫn giữ ổn định, không hề tăng giá bất cứ một mặt hàng nào.

Các sản phẩm được bày bán tại chuỗi cửa hàng Bác Tôm đều là các loại thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ
Các sản phẩm được bày bán tại chuỗi cửa hàng Bác Tôm đều là các loại thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ

Ông Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu Bác Tôm chia sẻ: Kênh bán hàng chính hiện nay của Bác Tôm là chuỗi 20 cửa hàng thực phẩm hữu cơ và OCOP ở Hà Nội, chủ yếu bán online và qua Facebook. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên thực phẩm sạch, hữu cơ thuận tự nhiên đầu tiên ở Hà Nội, ra đời từ năm 2009 và giữ vững đến nay.

Tất cả sản phẩm tại cửa hàng đều có xuất xứ rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc. Sự trung thực với sản phẩm rõ xuất xứ, là nguyên tắc sống còn của thương hiệu rau sạch Bác Tôm.

Đặc biệt, theo ông Trần Mạnh Chiến, người tiêu dùng mua nông sản sẽ được Bác Tôm tạo điều kiện để họ có thể đến tận trang trại tại Lương Sơn, Hòa Bình hay Trác Văn, Hà Nam hoặc Phú Thọ để tham quan cánh đồng rau hữu cơ và tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất, chăm sóc rau.

Những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh phát triển chuỗi cửa hàng cung ứng nông sản, thực phẩm, Bác Tôm đã thành công với tour du lịch nông sản, thu hút nhiều đoàn khách nước ngoài đến trải nghiệm quá trình canh tác, trồng rau tại các trang trại rau ở Hà Nam, Phú Thọ, Hòa Bình.

Bác Tôm đã đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng rau tập huấn cho bà con nông dân tiếp cận những công nghệ nông nghiệp của thế giới. Là Giám đốc Công ty, bản thân người đứng đầu cũng là thành viên Ban Điều phối Dự án Nông nghiệp Hữu cơ (ADDA/Đan Mạch).

Hiện Bác Tôm đang phân phối gần 300 sản phẩm của hơn 100 nhà cung cấp trên địa bàn 10 tỉnh, Thành phố, trong đó các sản phẩm OCOP chiếm khoảng 10% (Ảnh tư liệu)
Hiện Bác Tôm đang phân phối gần 300 sản phẩm của hơn 100 nhà cung cấp trên địa bàn 10 tỉnh, Thành phố, trong đó các sản phẩm OCOP chiếm khoảng 10% (Ảnh tư liệu)

Hiện, Bác Tôm đang hợp tác với khoảng 500 hộ nông dân nhưng không làm việc với từng cá thể mà thường 10 - 20 hộ nhóm lại (tổ hợp tác, hợp tác xã). Nông dân phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà Bác Tôm đưa ra, còn Bác Tôm thu mua sản phẩm với giá định trước.

Đơn vị hiện đang phân phối gần 300 sản phẩm của hơn 100 nhà cung cấp trên địa bàn 10 tỉnh, Thành phố, trong đó các sản phẩm OCOP chiếm khoảng 10% như: Thịt lợn sinh học, rau, quả sạch... Nhờ đó, trung bình đơn vị cung cấp cho thị trường khoảng hơn 2 tấn rau, quả các loại/ngày, doanh thu tăng 50% so với khi chưa có dịch Covid-19.

Tăng cường kết nối, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Theo ông Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu Bác Tôm, làm việc dịp bình thường đã khó, vào cao điểm dịch Covid-19, càng khó khăn hơn, do phải tuân thủ các thủ tục hành chính, để đáp ứng yêu cầu chống dịch của Chính phủ. Vì vậy, Bác Tôm cũng phải hỗ trợ đăng ký luồng xanh, điều phối vận chuyển, và phải dùng thêm đội vận chuyển “tăng bo” ra điểm chốt để đón hàng.

Do dịch Covid-19, nhu cầu của khách hàng tăng lên đột biến, đội ngũ nhân sự phải tăng ca kíp, trong khi vẫn phải chấp hành quy định phòng dịch nghiêm túc. Thường xuyên tự test nhanh để kiểm tra rủi ro; trực tiếp đi test PCR khi không may tiếp xúc với F1, F2.

Hơn nữa, để giữ được khoảng cách 2m theo quy định, các chuỗi cửa hàng đã bố trí hợp lý khách vào mua hàng, thậm chí cửa hàng phải làm barie để khách đứng xa gọi món, hoặc ghi món đồ cần mua vào giấy để nhân viên chọn. Vì vậy, nhiều khách hàng đã lựa chọn đặt hàng online trên Facebook hoặc hotline. Điều này dẫn đến việc ship đồ tăng đột biến, và tốn thời gian nhiều hơn, do phải giải trình với các chốt.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng khách mua hàng online tăng đột biến khiến khâu vận chuyển gặp khó khăn
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng khách mua hàng online tăng đột biến khiến khâu vận chuyển gặp khó khăn

Thời gian qua, nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình, đắc lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội trong việc giúp đỡ đăng ký “thẻ xanh” cho đội ngũ nhân viên giao hàng, tổ chức nhiều khóa tập huấn bán hàng online, với nhiều kiến thức thực tiễn rất bổ ích, Bác Tôm đã cung cấp thực phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Cùng với đó, Hà Nội đã tích cực giúp các nhóm kết nối Zalo và những buổi họp Zoom, để liên kết các tác nhân với nhau. Ngoài ra, từ các kênh này, Bác Tôm cũng đã tìm kiếm được nhiều nhà cung cấp tốt, không phải tốn công tìm hiểu, và đặc biệt ý nghĩa khi dịch đang diễn biến phức tạp, không được đi thực địa.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt trong việc phân phối hàng hoá, lương thực, thực phẩm cho người dân một cách an toàn nhất.

Hiện, bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, đã có thêm nhiều hình thức bán hàng mới như online, livestream, phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Liên kết với đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm OCOP, giúp người dân có nguồn thực phẩm tốt, tăng cường sức khoẻ giữa cao điểm dịch bệnh.

“Chúng tôi đã mở được 2 lớp học bán hàng trực tuyến, miễn phí cho người dân. Lớp học thứ nhất có 25 người, thời gian học 3 buổi. Lớp học thứ 2 có 30 người, thời gian học 3 buổi. Giảng viên là cán bộ Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN.

Để giúp người dân lưu thông hàng hoá, UBND các huyện, thị xã cần tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các điểm bán hàng trên các phương tiện thông tin, đảm bảo tốt yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Mặt khác, cần tuyên truyền cho người dân đến các điểm bán hàng truyền thống; Điểm bán hàng online, livestream qua các trang mạng như: Facebook, Store, Google, Play, Zalo, để phân phối hàng hoá một cách tốt nhất”, ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,