Xây dựng giải pháp công tác Đoàn đột phá, phù hợp đặc điểm thanh niên thế hệ Z

Tuổi trẻ Nguyễn Dũng
Sáng 17/10, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 17, khóa XI được tổ chức tại Hà Nội. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn chủ trì hội nghị.

Khơi dậy khát vọng cống hiến

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong hơn 9 tháng qua, tổ chức Đoàn, Hội các cấp đã linh hoạt đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh, đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, các nền tảng số… vào các hoạt động của Đoàn.

Đoàn đã triển khai kịp thời các công trình, phần việc thanh niên, các sáng kiến vì cộng đồng, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh và đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo dấu ấn nổi bật. Những hoạt động này của tuổi trẻ đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn phát biểu tại hội nghị

Nội dung trình hội nghị Ban Thường vụ lần này là những vấn đề rất quan trọng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 và tiền đề để thực hiện về đích tốt các nhóm chỉ tiêu đã được đề ra tại Đại hội Đoàn khóa XI; Hướng tới Đại hội Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ được tổ chức cuối năm 2022.

Vì vậy, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn đề nghị các đại biểu phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, phát biểu ngắn gọn, trọng tâm, đi thẳng vào các vấn đề cần xin ý kiến để Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung: Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; Dự thảo chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022; Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh năm 2022; Dự thảo quy chế tổ chức và quản lý hoạt động đối ngoại thanh niên.

Năm 2022, năm mà các cấp bộ Đoàn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp - một nhiệm vụ quan trọng với khối lượng công việc đồ sộ, cần sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ cán bộ Đoàn.

Đồng chí Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Các đại biểu đã thảo luận, đề xuất những giải pháp, mô hình hay có thể nhân rộng toàn quốc, trọng tâm là việc khơi dậy trong mỗi đoàn viên, thanh niên khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế; Kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức Đoàn từ cơ sở tới Trung ương.

Bên cạnh đó, các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ đoàn, đoàn viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới; Công tác phụ trách Đội và chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng cũng được các đại biểu quan tâm, thảo luận.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đề nghị nên nêu bật những kết quả của Đoàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Chia sẻ tại chương trình, đồng chí Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội đề nghị, nên nêu bật vai trò của thanh niên trong thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của đất nước, đặc biệt Đoàn tham gia vào phòng chống dịch bệnh Covid-19. Mặt khác, việc bổ sung cán bộ đoàn cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đoàn viên còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp tháo gỡ, khắc phục.

Giải pháp đột phá cho nhiệm kỳ 2022-2027

Đối với dự thảo Báo cáo chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đề xuất 12 chỉ tiêu trọng tâm gắn với nhiệm kỳ Đại hội XII của Đoàn, tập trung nâng “chất” chỉ tiêu so với nhiệm kỳ XI; Cụ thể hóa chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và các mục tiêu cụ thể nhiệm kỳ.

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 17, khóa XI
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 17, khóa XI

Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, dự thảo tập trung đưa ra các giải pháp mới, mang tính đột phá, phù hợp với đặc điểm của thế hệ thanh niên thế hệ Z; Giảm tải các giải pháp các cấp bộ Đoàn đã có thể chủ động thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Các giải pháp bám sát vào chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và các nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chú trọng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, xây dựng công dân số, công dân toàn cầu... Dự thảo đã xây dựng 58 nhóm giải pháp cụ thể, tương ứng với các nội hàm trong dự thảo Báo cáo chính trị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh, dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII tuy mới là một nhưng có ý nghĩa quan trọng tạo khung cơ sở cho những lần tiếp theo, tiếp tục bổ sung nội dung và nội hàm chi tiết. Vì thế, việc xây dựng dự thảo cần đánh gia đúng, đủ, chính xác kịp thời, chỉ ra những kết quả đã đạt được nhưng không tô hồng; Thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế nhưng không bôi đen.

Đối với việc phòng chống dịch Covid-19 không có trong Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thức XI nên tách riêng ra 1 một mục để đánh giá kỹ càng hơn; Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và nhất là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.

Đối với việc dự báo bối cảnh giai đoạn 2022-2027, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn đề nghị phải chú ý đến các yếu tố: Đặc điểm thế hệ Z, xu hướng chuyển đổi số, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn... bám sát định hướng trong Nghị quyết XIII của Đảng; Đặc biệt, làm sao có lớp thanh thiếu nhi sống có nghĩa tình, có lẽ sống, có trách nhiệm với quê hương, đất nước, dân tộc, đề cao tự tôn, tự trọng, danh dự của mỗi con người để chống lại những mặt trái, tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường.

Mặt khác, phát huy thanh thiếu nhi phải đi đôi với chăm lo, đồng hành cùng họ. Khi thiết kế các phong trào phải luôn tính toán sự cân bằng phát huy và chăm lo cho thanh thiếu nhi; Quan tâm đến chuyển đổi số, chất lượng cán bộ; Chủ động đấu tranh để không xảy ra tình trạng suy thoái đạo đức bằng cách nâng cao chất lượng chính trị của người cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên.

Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu, xác lập 1-2 công trình thanh niên toàn quốc; Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp phải tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Quan tâm đến việc thực hiện Luật Thanh niên

Đặc biệt, các đơn vị tiếp tục quan tâm đến việc thích ứng và phòng chống dịch Covid-19. Sau khi trường học mở cửa trở lại, tổ chức Đoàn phối hợp với ngành Giáo dục để giúp các em học tập tốt; Tiếp tục chuyển đổi các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội trong bối cảnh dịch bệnh đúng với tinh thần “Tiên phong - Tương trợ - Thích ứng”

Các đơn vị cần chuẩn trước từ bây giờ để chăm lo Tết cho Nhân dân và thanh thiếu nhi, đặc biệt là gia đình khó khăn, các em mất cha mẹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hà Nội phải là nôi của các phong trào, giải pháp mới

Hà Nội phải là nôi của các phong trào, giải pháp mới

Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội cần sẵn sàng nhận trách nhiệm đầu tàu dẫn dắt công tác Hội và phong trào sinh viên cả nước. Hà Nội phải là cái nôi của các phong trào, mô hình, giải pháp mới để nhân rộng trên cả nước trong nhiệm kỳ tới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,