Xào mì, đừng chỉ luộc rồi đem xào ngay, thêm bước nữa mì không bao giờ dính nhau

Sống khỏe
Chỉ thêm 2 bước đơn giản là bạn hoàn toàn yên tâm xào mì không bao giờ bị dính nhau và sát chảo.

Mì là lương thực khô được nhiều người yêu thích vì nó không chỉ tiện lợi mà còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, cho các các món ngon vô cùng khác biệt. Mì có thể đem nấu với nước dùng hoặc trộn, xào... đều hấp dẫn. Riêng món mì xào nhiều người thích ăn nhưng ngại làm vì các sợi mì hay bị dính nhau, nát bết. Chính vì lý do đó, mọi người hay chọn ăn mì xào ở quán hơn là tự làm tại nhà.

Đầu bếp đã mách rằng, việc xào mì bị dính nhau là do trong quá trình nấu bạn bỏ qua bước quan trọng. Cụ thể như thế nào bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Đun sôi nồi nước rồi cho mì vào luộc qua. Nếu là mì gạo trắng thì bạn nên rửa qua cho bớt bụi bẩn rồi mới luộc. Thời gian luộc cũng phụ thuộc vào mỗi loại mì khác nhau. Nếu là mì trứng, mì tôm thì chỉ nên luộc khoảng 1 phút đến 1 phút rưỡi để đảm bảo sợi vẫn còn dai, không nát. Còn nếu là mì gạo thì bạn nên luộc khoảng 4-5 phút (tùy vào độ to, nhỏ của sợi mì). Hoặc bạn nên tham khảo thời gian luộc mì ghi trên bao bì.

Lưu ý, không nên luộc mì chín quá sẽ làm mì bị nát.

Sau khi luộc xong, vớt mì ra, cho ngay vào bát nước lạnh để mì nguội. Việc cho mì vào bát nước lạnh hoặc xả qua nước lạnh này sẽ giúp loại bỏ phần bột đã bị hồ hóa ở bề ngoài sợi mì, làm sợi mì không còn dính vào nhau khi xào.

Mì sẽ dai hơn, vớt mì ra rồi cho một ít nước tương nhạt và một ít nước tương đậm để tạo màu vào (nếu bạn không thích cho xì dầu thì có thể bỏ qua), đảo đều và cho một ít dầu ăn vào để mì chín không bị dính hoặc vón cục.

Lúc này bạn có thể hoàn toàn mang mì đi xào với các nguyên liệu mà mình thích rồi.

Tóm lại, để mì xào không bị dính nhau và sát chảo khi xào, chị em cần nhớ không thể bỏ qua hai bước:

- Cho ngay mì vào bát nước lạnh sau khi luộc, đợi nguội thì đổ ra rổ, để ráo.

- Sau khi ráo nước, cho mì vào bát, trộn thêm ít dầu ăn vào, chắc chắn chúng sẽ không còn dính nhau nữa.

THAM KHẢO THÊM CÁCH XÀO MÌ THẬP CẨM

Chuẩn bị:

- 1 bó mì trứng (hoặc mì gạo, mì tôm loại để xào...)

- 1 cái xúc xích, 1 quả ớt xanh dùng để xào, 1 củ cà rốt, 1 bát nhỏ giá đỗ, lượng dầu vừa đủ, 1 củ hành tây, 2 tép tỏi, 2 muỗng canh nước tương

Cách làm:

- Ở bỏ hạt, thái sợi. Cà rốt thái sợ. Xúc xích thái lát. Giá đỗ rửa sạch. Tỏi thái lát. Hành lá xắt nhỏ.

- Đun sôi nồi nước, sau đó cho mì vào luộc theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi nước sôi trở lại, đổ thêm một ít nước lạnh vào luộc cho đến khi lõi sợi mì chuyển màu hơi trắng. Không luộc mì chín quá nó sẽ bị nát khi xào.

- Sau khi luộc xong, vớt mì ra, cho ngay vào bát nước lạnh để mì nguội.

- Lấy mì ra, để ráo mì, cho chúng vào một cái bát lớn, thêm nửa muỗng dầu trong và trộn đều, để mì không bị dính vào nhau, chúng cũng sẽ không dính vào nhau khi xào.

- Thêm dầu vào chảo, dun nóng dầu, cho xúc xích vào xào một chút rồi cho ra đĩa.

- Vẫn trong chảo đó, cho hành lá, tỏi vào phi thơm rồi thêm giá đỗ, ớt và cà rốt, xào trong 1-2 phút.

- Lúc này thêm mì và xúc xích vào, xào ở nhiệt độ cao. Thêm nước tương vào đảo đều ở lửa lớn rồi tắt bếp, cho ngay ra đĩa và thưởng thức.

Chúc các bạn thành công!

https://phunusuckhoe.vn/xao-mi-dung-chi-luoc-roi-dem-xao-ngay-them-buoc-nua-mi-khong-bao-gio-dinh-nhau-c6a357185.html
Hỗ trợ phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản

Hỗ trợ phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản

Ngày 10/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản (CĐTB).
Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Theo công bố mới đây về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực - Journal of Thoracic Oncology, việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Việt Nam và Châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm của bệnh nhân trong khu vực.
Theo dõi sự xuất hiện các biến thể COVID-19 mới

Theo dõi sự xuất hiện các biến thể COVID-19 mới

Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có hơn 50 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19.
Kí kết thỏa thuận hợp tác nâng cao nhận thức và tăng cường hỗ trợ trẻ em mắc teo cơ tủy

Kí kết thỏa thuận hợp tác nâng cao nhận thức và tăng cường hỗ trợ trẻ em mắc teo cơ tủy

Sáng 9/12 tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam - trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Công ty TNHH Novartis Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học và Lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác Nâng cao nhận thức và Tăng cường hỗ trợ trẻ em mắc bệnh Teo cơ tủy tại Việt Nam (gọi tắt là dự án SMA - Tiếp sức cho trẻ Teo cơ tủy).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành

Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành
Kinh tế, du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ, đón đà tăng trưởng mới. Cộng với sức hấp dẫn “hữu xạ tự nhiên hương” của thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam, những luồng cư dân di cư đang tiếp tục đổ về Đà thành - cùng mơ ước về chốn an cư, kinh doanh lý tưởng giữa trung tâm thành phố.