Ứng dụng xe tự hành thắng giải thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam

Khởi nghiệp Phương Thu
Ban tổ chức cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC 2021) đã công bố giải Nhất thuộc về Công ty start-up Rostek đến từ Hà Nội với phương tiện xe tự hành dẫn đường tự động (AGV) và hệ thống quản lý phương tiện của Rostek, giúp vận chuyển hàng hóa trong nhà kho và trên sàn nhà máy, tạo tiền đề giúp Việt Nam tiến tới mục tiêu công nghiệp 4.0.

Khuyến khích các ứng dụng công nghệ công nghiệp

Vượt qua hàng loạt các loại robot công nghệ và trí tuệ nhân tạo, sản phẩm xe tự hành dẫn đường tự động (AGV) và hệ thống quản lý phương tiện của Rostek đã gây ấn tượng mạnh mẽ và được trao giải Nhất trị giá 100.000 USD.

Sản phẩm này đã gây ấn tượng với Ban giám khảo và có tiềm năng rất lớn trong việc giúp thế giới kết nối thông qua sự cải tiến và hợp tác. Đây là những điều cần thiết trong việc xây dựng và duy trì một tương lai thịnh vượng với nền kinh tế định hướng đổi mới.

Những phương tiện tự hành dẫn đường tự động này hoàn toàn có thể đảm đương công việc vận chuyển hàng hóa trong các phân xưởng sản xuất.

Phương tiện tự hành dẫn đường tự động (AGV) của Rostek
Phương tiện tự hành dẫn đường tự động (AGV) của Rostek

Được thiết kế, chế tạo bởi một doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ tại Việt Nam, giải pháp đã giúp các nhà máy đẩy nhanh quá trình tự động hóa. Để hoàn thiện sản phẩm, công ty được tập đoàn Qualcomm hỗ trợ về nguồn lực và những công nghệ mới nhất.

Xe tự hành AGV (Automated guided vehicle) với ứng dụng vận chuyển hàng hóa trong nhà máy, logistic là một trong những sản phẩm chủ đạo của Rostek. Với lợi thế làm chủ các công nghệ điều khiển dẫn đường AGV từ cơ bản đến hiện đại, đặc biệt là công nghệ dẫn đường chủ động không cần kẻ vạch (sử dụng cảm biến laser, camera…).

Những năm gần đây, Hà Nội rất chú trọng đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hạ tầng các khu công nghệ cao như dự án trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc…

Thị trường khoa học công nghệ Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều hình thức. Các sản phẩm khoa học công nghệ thực sự trở thành hàng hóa, nhu cầu mua bán công nghệ ngày càng tăng. Bước đầu tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.

Thành phố cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ...

Hà Nội cũng khuyến khích các công ty khởi nghiệp tạo ra những sản phẩm mới trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như 5G, IoT (Internet vạn vật), trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh...

Kỳ vọng mở rộng thị trường quốc tế

Từ bỏ công việc kỹ sư tại Tập đoàn Vingroup cuối năm 2020, anh Nguyễn Văn Hội cùng “team” Rostek tập hợp những nhân tài trẻ tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội đã từng trải qua rất nhiều vị trị của phòng nghiên cứu Viettel, Vinfast, Vinsmart… lựa chọn lĩnh vực phát triển IoT (Internet of Things - Internet vạn vật - một hệ thống kết nối các thiết bị, từ máy móc cơ khí và kỹ thuật) để dấn thân khởi nghiệp.

“Team” Rostek đến từ Hà Nội nhận giải Nhất trị giá 100.000 USD
“Team” Rostek đến từ Hà Nội nhận giải Nhất trị giá 100.000 USD

Đội ngũ chuyên gia Rostek xây dựng lộ trình cho sứ mệnh phát triển và nội địa hoá các giải pháp IoT của người Việt, phù hợp với nền công nghiệp Việt.

Các kỹ sư “team” Rostek nhận thấy, robot công nghiệp và các phương tiện tự hành đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Bởi ưu điểm của chúng là làm việc ổn định, những thao tác lặp đi lặp lại có dự ổn định cao, ít sai sót khiển những nhiệm vụ lớn của toàn bộ doanh nghiệp có thể dễ dàng lên kế hoạch hoàn thành chính xác.

Những thao tác công việc đã được cải tiến với độ chính xác và tỉ mỉ cao hơn con người, tốc độ xử lý nhanh là điểm cộng rất lớn của robot công nghiệp ngày nay.

Do đó, công ty khởi nghiệp sáng tạo với mục tiêu thiết kế và phát triển các robot và hệ thống robot công nghiệp có tính hiệu quả cao về mặt chi phí, sáng tạo về cấu hình và giải pháp công nghệ, đáp ứng nhanh và linh hoạt về nhu cầu tự động hóa cho các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, mà cụ thể là phục vụ trước mắt cho thị trường Việt Nam và sau đó là xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển.

Các robot và hệ thống robot công nghiệp được phát triển với nhiều cấu hình linh hoạt và bộ phận chức năng nhằm đáp ứng nhanh về nhu cầu công nghệ và ứng dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tự động hóa sản xuất, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trực tiếp với các hệ thống robot đa năng hiện đại với chi phí cao về cả đầu tư, vận hành và bảo trì.

"Để mở rộng thị trường khách hàng và quy mô sản xuất, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp lớn, không chỉ về tiền mà còn là các đối tác, cùng đồng hành với chúng tôi để tạo ra những sản phẩm tốt nhất", anh Nguyễn Văn Hội, đồng sáng lập Công ty Công nghệ và Tự động hóa Rostek, chia sẻ.

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Chị Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group - người đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ấn tượng của OCG với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, có hơn 200.000 khách hàng cùng hơn 300.000 cửa hàng được tạo, thu về hơn 800 triệu đô la Mỹ với số lượng đơn hàng đặt thành công đạt gần 16 triệu đơn và ghi dấu ấn hệ sinh thái Shopbase đến 195 quốc gia. Với chị Phương Anh, may mắn là phản ứng khi nỗ lực gặp cơ hội và cách mà OCG nắm bắt điều đó đã được Co-founder & CRO OpenCommerce chia sẻ tại Founder’s Friday.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,