UBND tỉnh An Giang đề nghị tiếp nhận Dự án BOT xây dựng cầu Châu Đốc

Kinh tế
(KNT) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho vùng Châu Đốc, Tân Phú, UBND tỉnh An Giang đang đề nghị Chính phủ chuyển giao Dự án BOT xây dựng cầu Châu Đốc về tỉnh quản lý.
Phối cảnh cầu Châu Đốc - An Giang.
Phối cảnh cầu Châu Đốc - An Giang.

UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc theo hình thức hợp đồng BOT về tỉnh An Giang để quản lý và thực hiện nhiệm vụ là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lý do được địa phương này đưa ra là bởi đây việc đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc có ý nghĩa hết sức quan trọng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội và du lịch của địa phương (Hàng năm, các khu du lịch tại khu vực thành phố Châu Đốc và huyện Tịnh Biên đón hơn 5 triệu lượt khách đến tham quan).

Theo ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, năm 2015, Bộ GTVT đã làm lễ khởi động xây dựng cầu Châu Đốc nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được đã làm cho nhân dân tỉnh An Giang nói chung, nhân dân thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân nói riêng hết sức bức xúc cũng như gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cử tri của tỉnh thường xuyên kiến nghị đoàn Đại biểu Quốc hội có ý kiến với Trung ương để sớm thực hiện công trình này.

Trước đó, sau khi ra quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư, vào đầu tháng 4/2020, Bộ GTVT đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số giải pháp nhằm cứu Dự án BOT xây dựng cầu Châu Đốc – An Giang không tiếp tục rơi vào thế bế tắc.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng Dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh An Giang. UBND tỉnh An Giang có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh Dự án, trong đó bao gồm điều chỉnh phương án tài chính theo pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng; đồng thời tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo theo quy định.

“Bộ GTVT sẽ hoàn tất các thủ tục bàn giao, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành lĩnh vực giao thông và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh An Giang trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan để triển khai Dự án theo quy định”, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.

Trong trường hợp phương án nêu trên không được chấp thuận, Bộ GTVT kiến nghị người đứng đầu Chính phủ cho phép dừng triển khai Dự án. Việc nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn vốn hợp pháp khác, sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp theo quy định pháp luật.

Trước đó, vào ngày 20/3, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 424/QĐ-BGTVT việc hủy kết quả chỉ định nhà đầu tư dự án và đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định.

Được biết, Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc được khởi động từ cách đây 5 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng công trình nhằm thay thế phà Châu Giang trên tuyến N1 kết nối Tp. Châu Đốc và thị xã Tân Châu.

Sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và trải qua công tác đấu thầu, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng 168 - Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt - Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng 620 được Bộ GTVT chọn là nhà đầu tư với mục tiêu hoàn thành công trình có tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng này vào năm 2018. Đây cũng là liên danh nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ dự tuyển tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, do sự điều chỉnh các quy định pháp luật mới về hình thức đối tác công tư (PPP), chi phí lãi vay của Dự án tăng, mức phí sử dụng đường bộ tối đa bị giới hạn, lưu lượng xe thực tế tại phà Tân Châu, Hồng Ngự giảm hơn so với lưu lượng dự báo dẫn đến dự án mất khả năng thu hồi vốn, không đủ cơ sở để ngân hàng thương mại cho vay đầu tư. Trong quá trình đàm phán, Nhà đầu tư trúng thầu đề nghị nếu được Nhà nước hỗ trợ khoảng 190 tỷ đồng thì Dự án khả thi về tài chính. Việc đề xuất của Nhà đầu tư trúng thầu là không khả thi vào giai đoạn này do Dự án không nằm trong tiêu chí phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, hiện nay kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đã được phân bổ và Dự án không nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư của Chính phủ.

Qua nhiều lần đàm phán hợp đồng giữa Bộ GTVT với Nhà đầu tư trúng thầu các bên đã không thống nhất được phương án đầu tư. Nhà đầu tư trúng thầu đã đề xuất dừng công tác đàm phán hợp đồng, trên cơ sở đề xuất của Nhà đầu tư trúng thầu.

Theo Bộ GTVT, trong trường hợp UBND tỉnh An Giang, việc triển khai Dự án BOT xây dựng cầu Châu Đốc sẽ có khá nhiều thuận lợi.

Cụ thể, ngoài việc chủ động điều hành, đẩy nhanh công tác GPMB, tái định cư; phát huy được nguồn lực tự có của các địa phương như khai thác quỹ đất và các ưu đãi hỗ trợ khác; xem xét, quyết định việc phương án thu phí, UBND tỉnh An Giang sẽ toàn quyền dự kiến sử dụng nguồn lực địa phương để hỗ trợ cho Dự án có thể thực hiện được ngay các thủ tục cần thiết để điều chỉnh Dự án và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,