Tuyên phạt 14 năm tù đối với nữ nhân viên cấp dưỡng tự nhận trợ lý Tổng Giám đốc để lừa đảo

Bạn đọc
Là nhân viên cấp dưỡng trong Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel nhưng bị cáo Trần Thị Mỹ Hòa lại tự giới thiệu là trợ lý của Tổng Giám đốc Tập đoàn, có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin việc làm tại tập đoàn cho những người có nhu cầu, để lừa đảo nhận và chiếm đoạt tiền của bị hại.

Ngày 26/8, Tòa án Nhân đân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử với bị cáo Trần Thị Mỹ Hòa (sinh năm 1979, tạm trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nguyên nhân viên cấp dưỡng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Quốc phòng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

tuyen phat 14 nam tu doi voi nu nhan vien cap duong tu nhan tro ly tong giam doc de lua dao
Bị cáo Trần Thị Mỹ Hòa bị xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát, ngày 18/10/2018, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được đơn của ông Ngô Phú Châu (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) tố cáo Trần Thị Mỹ Hòa có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua việc xin việc làm. Quá trình điều tra, nhiều bị hại khác cũng tố cáo Trần Thị Mỹ Hòa đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ.

Qua công tác điều tra đã xác định Trần Thị Mỹ Hòa là nhân viên cấp dưỡng công tác tại bộ phận Văn phòng, Ban hậu cần của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Bộ Quốc phòng, không có nhiệm vụ tuyển dụng lao động nhân sự tại Tập đoàn.

Tuy nhiên, do cần tiền chi tiêu cá nhân, bị cáo Hòa đã dùng thủ đoạn gian dối, tự giới thiệu bản thân là trợ lý của Tổng Giám đốc Tập đoàn, có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin việc làm tại Tập đoàn cho những người có nhu cầu, để nhận và chiếm đoạt tiền của họ.

Cơ quan chức năng làm rõ, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2015 đến tháng 7/2017, bị cáo Hòa đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 4 bị hại với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hòa còn có hành vi làm giả 2 tài liệu là Quyết định về việc nhập ngũ và Phiếu thu của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel để lừa đảo chiếm đoạt tiền nhờ xin việc của ông Ngô Phú Châu.

Tại tòa, bị cáo Hòa khai nhận đã hứa hẹn và nhận của ông Châu hơn 700 triệu đồng để xin cho anh Ngô Việt H vào làm việc tại Tập đoàn Viettel. Tự nhận thấy bản thân không có khả năng xin việc nhưng để ông Châu tiếp tục tin tưởng và đưa tiền, Hòa đã nghĩ ra nhiều lý do khác nhau để xin việc cho anh H và làm giả các quyết định, phiếu thu nhằm chiếm đoạt tiền của ông Châu.

Sau khi nhận tiền của ông Châu, Hòa không làm gì để xin việc như đã hứa và đã sử dụng, chi tiêu cá nhân hết. Hiện Hòa không có khả năng khắc phục hậu quả.

Cùng với việc làm rõ hành vi lừa đảo xin việc cho gia đình ông Châu, HĐXX tòa án Nhân dân TP Hà Nội cũng làm rõ việc bị cáo Hòa đã lừa đảo 3 gia đình khác cùng phương thức, thủ đoạn xin việc cho con em họ để chiếm đoạt số tiền gần 500 triệu đồng.

Sau khi HĐXX nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan cũng như diễn biến tại phiên tòa, HĐXX Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt nữ bị cáo Trần Thị Mỹ Hòa mức án 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 2 năm tù về tội “Làm giả Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh này là 14 năm tù.

https://tuoitrethudo.com.vn/tuyen-phat-14-nam-tu-doi-voi-nu-nhan-vien-cap-duong-tu-nhan-tro-ly-tong-giam-doc-de-lua-dao-143775.html
Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Mặc dù pháp luật đã quy định mức phạt cụ thể về các hành vi học hộ, thi hộ, sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn bất chấp vi phạm. Việc thuê người học hộ, thi hộ, gian lận có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.
Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.
CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

Trong 10 ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông thông thông(CSGT) Hà Nội đã lập biên bản xử lý 10.313 trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông. Trong đó xử lý vi phạm đồng độ cồn là 649 trường hợp; xử lý vi phạm chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng xe là 291 trường hợp, buộc tài xế, chủ xe hạ tải, cắt bỏ thùng xe cơi nới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ