Thúc đẩy và phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô

Kinh doanh Trí Nhân
Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố đã có những bước phát triển không ngừng, cùng với những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Ngoài sự chủ động vươn lên của cộng đồng DN, có được những kết quả này còn nhờ sự nỗ lực của chính quyền thành phố trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy và phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp.

Xứng tầm là nòng cốt của kinh tế Thủ đô

Theo Báo cáo số 133-BC/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố có 124.715 doanh nghiệp thành lập mới, cao gấp 1,57 lần so với giai đoạn trước. Thống kê sau 10 năm, Hà Nội có gần 204.000 doanh nghiệp thành lập mới. Số lượng doanh nghiệp Hà Nội tăng trung bình 9-13%/năm.

Tính đến ngày 30/4/2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 311.240 doanh nghiệp (chiếm gần 38% số lượng doanh nghiệp cả nước). Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động, mỗi năm tạo thêm việc làm mới cho hơn 140.000 người lao động. Riêng thống kê trong 8 tháng của năm 2021, mặc dù thành phố Hà Nội còn nhiều khó khăn do đại dịch song trên địa bàn vẫn có hơn 13.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 165.730 tỷ đồng. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 5.687, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.

Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động
Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân dần trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô, với tỷ trọng nâng dần từ 37,5% GRDP năm 2015 lên 39,2% vào năm 2019. Ngoài ra, đội ngũ DN của thành phố ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô; Đồng thời, luôn có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, tích cực tham gia đồng hành cùng thành phố trong các chương trình an sinh xã hội.

Có được kết quả nói trên ngoài sự nỗ lực của chính bản thân DN, không thể không nhắc đến quyết tâm và nỗ lực của chính quyền Hà Nội trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Nếu như những năm trước, người dân, DN trên địa bàn thành phố thường xuyên phàn nàn về thủ tục hành chính còn nhiêu khê, mất thời gian, tốn kém chi phí... thì giờ đây người dân Hà Nội cũng như cộng đồng DN đã hài lòng hơn với các dịch vụ công của thành phố, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội... Đặc biệt, cộng đồng DN cũng cảm nhận rõ những thay đổi trong môi trường kinh doanh nhằm tạo những điều kiện tốt nhất để DN hoạt động sản xuất và phát triển. Điều này được ghi nhận qua bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

Đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, TP Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của các DN. Cụ thể, Hà Nội đã rút ngắn thời gian khi thực hiện các thủ tục thành lập DN khởi nghiệp; duy trì 100% hồ sơ đăng ký thành lập DN qua mạng; khai thuế qua mạng đạt 98,4; nộp thuế điện tử đạt 97,6%; rà soát, đơn giản hóa 430 thủ tục hành chính; hỗ trợ toàn bộ chi phí và các dịch vụ tiện ích trong quy trình thủ tục thành lập DN…

Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô

Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân; Tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn thành phố; Phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân và bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng định hướng, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật…

Đặc biệt, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 167/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn thành phố năm 2021 nhằm thúc đẩy DNNVV phát triển, tăng trưởng về chất lượng và hiệu quả, phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ số, tham gia liên kết chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm tăng thêm từ 10% (khoảng 30.000 doanh nghiệp); Tạo thêm 150.000 việc làm mới cho người lao động, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô, đóng góp khoảng 45% GRDP và trên 30% ngân sách thành phố.

Theo đó, các DNNVV sẽ được hỗ trợ chung về cải cách thủ tục hành chính; tiếp cận tín dụng; thuế; mặt bằng sản xuất; công nghệ, được hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, 70% kinh phí tổ chức các khóa về quản trị kinh doanh...

Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khơi thông điểm nghẽn, tiếp sức cho doanh nghiệp phát triển
Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khơi thông điểm nghẽn, tiếp sức cho doanh nghiệp phát triển

Năm 2021, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối đa. Đồng thời, Hà Nội thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 như hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thành lập mới; chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp…

Nêu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP Hà Nội cho rằng, cùng với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, DN rất cần giải pháp lâu dài để phát triển bền vững. Theo đó, thời gian tới, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin chính sách về Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giao thương hàng hóa giữa các vùng, miền trong cả nước và thị trường ngoài nước.

Thủ đô Hà Nội đang “thay da, đổi thịt” từng ngày và liên tục ghi nhận dấu mốc thế và lực mới trong phát triển kinh tế, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế của cả nước. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự hội tụ của nhiều nhân tố, đặc biệt nhờ khai thác và phát huy tối đa vai trò cũng như vị thế nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Thủ đô.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,