Thủ tướng: Chứng khoán Việt Nam cần phát triển đột phá hơn nữa

Kinh tế
Một trong những yêu cầu của Thủ tướng với ngành chứng khoán nhân dịp 20 năm thành lập là phấn đấu sớm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Chúng ta rất tự hào, thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã kiên cường vượt qua mọi thử thách của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế khu vực, toàn cầu", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Ông đánh giá chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường hồi phục nhanh nhất và ổn định nhất trong khu vực trong dịch COVID-19.

Sau những thành công trong 20 năm qua, Thủ tướng cho rằng thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới cần có sự phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn với hệ thống tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống doanh nghiệp hiệu quả hơn nữa, bền vững hơn nữa.

Ông yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ giải pháp như sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính - tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng; phối hợp chặt chẽ để bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng, đồng bộ các thị trường chứng khoán, tiền tệ và bảo hiểm.

Thủ tướng: Chứng khoán Việt Nam cần phát triển đột phá hơn nữa - 1

Thủ tướng đánh cồng kỷ niệm 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam và HoSE. (Ảnh: Quang Hiếu/VGP)

Các bộ, ngành được giao thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nhanh quy mô chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phẩn hoá doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân niêm yết, tăng cường công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

Kế tiếp, cần sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bảo đảm hạ tầng kỹ thuật; tăng cường năng lực và tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; tập trung đổi mới hệ thống công nghệ thông tin; chủ động hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán khu vực quốc tế; bảo đảm tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất.

“Phấn đấu sớm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi; đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thành điểm đến an toàn, tin cậy, hiệu quả của các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư lớn trong khu vực, toàn cầu; góp phần từng bước phát triển các trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, quốc tế ở nước ta”, người đứng đầu Chính phủ phát biểu.

Ngày này cách đây 20 năm, HoSE chính thức khai trương hoạt động sau hơn 2 năm chuẩn bị, đánh dấu sự khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 28/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM, tổng giá trị niêm yết vỏn vẹn 270 tỷ đồng.

Sau 20 năm, vốn hóa của HoSE tăng gần 3.280 lần. Đến cuối 2019, vốn hóa thị trường trên HoSE đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 57,1% quy mô GDP cả nước. Cộng với giá trị các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 khoảng 4,38 triệu tỷ đồng, bằng 72,6% GDP.

Từ 2 cổ phiếu trong ngày đầu giao dịch, đến hết tháng 6/2020 đã có 380 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE. Trên toàn thị trường chứng khoán, hơn 1.600 doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu ở 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM. Trong đó, trên 30 công ty có vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên.

https://vtc.vn//thu-tuong-chung-khoan-viet-nam-can-phat-trien-dot-pha-hon-nua-ar558677.html
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,