Theo dõi sự xuất hiện các biến thể COVID-19 mới

Sống khỏe Phương Thu
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có hơn 50 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua

Số ca mắc mới giảm nhẹ

Bộ Y tế cho biết ngày 8/12, có 496 ca mắc COVID-19, giảm nhẹ so với 2 ngày trước đó; Trong ngày 8/12 tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.520.037 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.419 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.609.473 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 51 ca (giảm nhẹ so với ngày 7/12), trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 44 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.178 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Phải tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19

Trong ngày 8/12 có 21.006 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 264.829.281 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.125.983 liều: Mũi 1 là 71.078.701 liều; Mũi 2 là 68.687.814 liều; Mũi bổ sung là 14.497.759 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.645.389 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.216.320 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.845.700 liều: Mũi 1 là 9.127.206 liều; Mũi 2 là 8.949.743 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.768.751 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 17.857.598 liều: Mũi 1 là 10.167.771 liều; Mũi 2 là 7.689.827 liều.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian.

Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Ngành Y tế cần tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Bộ cũng tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ.

Đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vắc xin phòng COVID-19, yêu cầu phòng, chống dịch rất cấp bách, nguồn vắc xin trên thế giới khan hiếm, mặc dù Bộ Y tế đã ký hợp đồng đặt mua vắc xin của AstraZeneca, Pfizer theo các nghị quyết của Chính phủ, nhưng số lượng vắc xin nhập khẩu còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 13/8/2021 thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin, trong đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Tổ trưởng, Lãnh đạo Bộ Y tế và một số bộ, ngành là thành viên. Ngoại giao vắc xin trở thành một "mặt trận" rất quan trọng vì có được vắc xin là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi chiến dịch tiêm chủng phòng dịch COVID-19 lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 652,4 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Tập đoàn dược phẩm sản xuất vắc xin Pfizer thông báo ngày 5/12 đã nộp đơn lên Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) nhằm xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin có khả năng chống biến thể Omicron để tiêm mũi tăng cường cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Nếu được thông qua, trẻ em tại Mỹ sẽ được tiêm 2 mũi cơ bản bằng vắc xin ngừa COVID-19 cũ và một mũi tăng cường bằng vắc xin cải tiến có khả năng chống biến thể Omicron.

Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Chế độ ăn theo xu hướng lành mạnh, hướng về nguồn gốc tự nhiên ngày càng được nhiều người theo đuổi. Đặc biệt là với những người mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, ung thư, người không dung nạp lactose trong sữa động vật hay những người mong muốn cải thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, có xu hướng ăn chay…

Cùng Sunrise Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Giữa lòng thành phố biển Phan Thiết xinh đẹp, Sunrise Resort Mũi Né với lối kiến trúc Tây Âu cổ điển nằm ẩn mình trong rừng dừa xanh mát lành. Gió thổi từ lòng biển hòa cùng tiếng xào xác của cây lá, mây trời mang đến vùng trời an yên, là chốn lý tưởng để hưởng thụ nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc.
Cùng Sunshine Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Cùng Sunshine Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Giữa lòng phố biển Phan Thiết xinh xinh, Sunshine Resort Mũi Né với lối kiến ​​trúc Tây Âu cổ điển ẩn mình giữa rừng dừa xanh mát. Gió từ lòng biển hòa cùng tiếng xào xạc của cây lá, mây trời mang đến vùng trời an yên, là chốn lý tưởng để hưởng thụ nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc.
Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Theo công bố mới đây về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực - Journal of Thoracic Oncology, việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Việt Nam và Châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm của bệnh nhân trong khu vực.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,