Startup Việt đua sóng với xu thế xây dựng Chatbot

Khởi nghiệp Hoàng Hà
(KNT) - Không nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết cách sử dụng chatbot hiệu quả, mặc dù đây được xem là một siêu nền tảng, công cụ đắc lực để bất kỳ ai dù không am hiểu công nghệ cũng có thể sử dụng.
5740-chatbots-and-the-future-of-conversation-design-blog-1-1

Chatbot có thể thay thế con người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ từ giới thiệu sản phẩm, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến chốt đơn hàng… Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản lớn chi phí trả cho nhân viên.

Với tính năng dễ dàng tích hợp với bất cứ công cụ nhắn tin như Facebook Messenger, SMS…, chatbot là phương thức rất được ưa chuộng. 2 nghìn tỷ tin nhắn đã được gửi đi trong năm 2017. Con số này gấp đôi số lượng tin nhắn được gửi đi vào năm 2012. Tỷ lệ mở tin nhắn trên điện thoại di động là gần 98%, cao hơn 22% so với tỷ lệ sử dụng email.

Theo Grand View Research, thị trường chatbot dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD trên toàn cầu trong vòng chưa đầy mười năm. Hơn nữa, các chuyên gia dự đoán rằng thị trường này sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm hơn 24%.

Đặc biệt là xu hướng chuyển dịch phát triển chatbot AI có khả năng hội thoại, xử lý những tương tác phức tạp hơn với khách hàng. Theo Credence, 85% tương tác của khách hàng hàng sẽ được quản lý mà không cần con người vào năm 2020.

Tại Việt Nam, chưa nhiều doanh nghiệp biết cách sử dụng chatbot hiệu quả. Theo thống kê của FPT, chatbot có thể thay thế 4 nhân viên mỗi ngày, giảm được 60% lượng công việc với thời gian xử lý nhanh và trả lời chính xác đến trên 70%.

Năm 2016, một nhóm bạn trẻ người Việt đã xây dựng được nền tảng trò chuyện dựa trên trí tuệ nhân tạo Sumi, như một người bạn ảo để trò chuyện với con người, chủ yếu là thế hệ Z (sinh khoảng năm 1990 trở về sau).

Sumi hiện “làm bạn” với khoảng 10 triệu người trẻ. Sumi trò chuyện thông qua các phần mềm chat phổ biến, dựa trên cơ sở dữ liệu các cuộc nói chuyện và máy học, có thể trả lời và tư vấn cho người dùng ở nhiều lĩnh vực.

Sumi có thể được ứng dụng rất rộng trong thực tế, chẳng hạn tự xây dựng một bài kiểm tra tiếng Anh với người dùng thông qua chat để đánh giá trình độ, sau đó một trung tâm anh ngữ có thể dựa vào kết quả đó để xếp lớp. Hoặc nền tảng của Sumi cũng có thể vận hành như một chatbot cho doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Trâm Anh, đồng sáng lập và CEO Sumi, cho biết công ty đang xây dựng nền tảng để kết nối con người với thế giới ảo một cách bền vững nhất có thể.

Startup Việt đua sóng với xu thế xây dựng Chatbot
Startup Việt đua nhau làm chatbot 'Made in Vietnam'

Ông Lê Anh Tiến - CEO Bot Bán Hàng cho biết: "Xuất phát từ nhu cầu trên mạng xã hội và xu hướng tự động hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong thời gian tới với sự hỗ trợ của Quỹ đầu tư Next100, Bot Bán Hàng sẽ phát triển thành siêu nền tảng, là công cụ đắc lực, để bất kỳ ai dù không am hiểu công nghệ cũng có thể sử dụng".

Thành lập từ cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghệ Chatbot với sản phẩm Bot Bán Hàng là một trong những nền tảng chatbot "Made in Vietnam", cung cấp giải pháp về nhắn tin chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và nhà kinh doanh online trên các nền tảng OTT như Messenger, Zalo, Whatsapp…

Dựa trên nền tảng quản lý bán hàng tự động, Bot Bán Hàng tích hợp nhiều tính năng giúp tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng như: Xây dựng & Chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tạo hành trình khách hàng dựa trên lịch sử tương tác của khách hàng; tối đa hoá tương tác khách hàng, gia tăng doanh thu và trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp và nhà kinh doanh tăng trưởng doanh thu, khách hàng và tối ưu giao tiếp nội bộ… giúp tiết kiệm tối đa 80% thời gian và 60% nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Bot Bán Hàng còn được tích hợp đa kênh, kết nối với các hệ thống chăm sóc khách hàng, cổng thanh toán, dịch vụ giao vận và hệ thống hỗ trợ bán hàng khác.

Điều này không những giúp khách hàng tìm kiếm thông tin và mua hàng nhanh chóng, mà còn mang lại trải nghiệm mới lạ cho người dùng. Một trong những ưu điểm của Bot Bán Hàng so với đối thủ là khả năng giao dịch trực tiếp và thực hiện thanh toán ngay trên Messenger mà không cần chuyển đổi sang giao diện khác.

Tương tự, Hana được biết đến là một chatbot được nghiên cứu, phát triển bởi Công ty Mideas, giúp trả lời tự động những câu hỏi của khách hàng, như tìm kiếm sản phẩm, tư vấn… đồng thời có thể đưa ra những gợi ý sale và makerting cho chủ hàng.

Để đào tạo ra chatbot Hana, Mideas đã sử dụng các công nghệ sau máy học - machine learning, big data, xử lý ngôn ngữ và trí tuệ nhân tạo - AI.

Hana bây giờ đã có thể xử lý những từ ngữ như không dấu, viết tắt…, tự tìm kiếm những thông tin phù hợp nhất để học. Big data mà Hana có được nhờ tích hợp với mạng xã hội.

Hiện Mideas có khoảng 4.000 khách hàng, phản hồi từ nhiều khách hàng của Mideas cho biết, sau khi có Hana, đơn hàng của họ tăng hơn 300% nhờ mở rộng khả năng bán hàng, doanh thu tăng khoảng 200%.

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Chị Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group - người đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ấn tượng của OCG với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, có hơn 200.000 khách hàng cùng hơn 300.000 cửa hàng được tạo, thu về hơn 800 triệu đô la Mỹ với số lượng đơn hàng đặt thành công đạt gần 16 triệu đơn và ghi dấu ấn hệ sinh thái Shopbase đến 195 quốc gia. Với chị Phương Anh, may mắn là phản ứng khi nỗ lực gặp cơ hội và cách mà OCG nắm bắt điều đó đã được Co-founder & CRO OpenCommerce chia sẻ tại Founder’s Friday.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,