Rút công văn đề nghị Thanh Hóa xác minh việc người dân không nhận tiền hỗ trợ

Bạn đọc
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rút công văn đề nghị Thanh Hóa kiểm tra thông tin người dân không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19.

Chiều 12/5, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Công văn gửi Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa. Theo đó, trong ngày 11 và 12/5, một số cơ quan báo chí đưa tin, bình luận về một huyện có 2.400 người tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19.

Rút công văn đề nghị Thanh Hóa xác minh việc người dân không nhận tiền hỗ trợ  - 1

Huyện Thọ Xuân cơ bản hoàn thành chi trả 4 nhóm đối tượng đợt 1.

Cụ thể, tại huyện Thọ Xuân, qua rà soát của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, hơn 46.500 người dân ở các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ do đại dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 48 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay hơn 2.000 người dân ở đây đã tự nguyện không nhận hỗ trợ với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng.

Ngoài huyện Thọ Xuân, còn có nhiều người dân khác ở các huyện như Quảng Xương, Hoằng Hóa… cũng từ chối nhận tiền hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Riêng huyện Quảng Xương đã có trên 300 hộ nghèo, cận nghèo với gần 1.350 người từ chối nhận hỗ trợ.

Trước tình hình này, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đề nghị Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị tiến hành kiểm tra tính xác thực của thông tin báo chí nêu.

Tuy nhiên, tối 12/5, Bộ LĐTB&XH đã rút lại công văn vừa nêu. Văn phòng Bộ sẽ có Thông cáo báo chí vào sáng 13/5.

https://vtc.vn/tin-nhanh-24h/rut-cong-van-de-nghi-thanh-hoa-xac-minh-viec-nguoi-dan-khong-nhan-tien-ho-tro-ar545665.html
Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Mặc dù pháp luật đã quy định mức phạt cụ thể về các hành vi học hộ, thi hộ, sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn bất chấp vi phạm. Việc thuê người học hộ, thi hộ, gian lận có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.
Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.
CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

Trong 10 ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông thông thông(CSGT) Hà Nội đã lập biên bản xử lý 10.313 trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông. Trong đó xử lý vi phạm đồng độ cồn là 649 trường hợp; xử lý vi phạm chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng xe là 291 trường hợp, buộc tài xế, chủ xe hạ tải, cắt bỏ thùng xe cơi nới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ