Phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Nội

Kinh doanh Khắc Nam
Hà Nội là địa phương đi đầu của cả nước trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Đến nay, qua hơn 2 năm, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP; Trong đó, 4 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 5 sao.

Không ngừng gia tăng các sản phẩm được gắn sao

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP; Trong đó, 4 sản phẩm được công nhận 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,61%); 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,36%); 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29,03%).

Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP, có 691 sản phẩm thực phẩm; Đồ uống có 30 sản phẩm; Thảo dược 7 sản phẩm; Vải, may mặc 27 sản phẩm; Sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm. Số sản phẩm OCOP này của 74 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 hộ sản xuất kinh doanh; Giải quyết việc làm trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Hiện Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP
Hiện Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian qua, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, có 3 yếu tố chính góp phần tạo nên thành công bước đầu của chương trình cho đến nay.

Trước hết, công tác thông tin, tuyên truyền được thành phố tổ chức sâu rộng. Từ đó, chương trình có sức lan tỏa, giúp chính quyền các cấp và mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là các chủ thể hiểu được ý nghĩa của Chương trình OCOP và tích cực tham gia hưởng ứng.

Cùng với đó, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp, chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã… được quan tâm, chú trọng thực hiện. Điều này giúp cho việc tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại cơ sở ngày một bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, yếu tố quan trọng nhất chính là sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, đặc biệt là việc kết nối, giao thương, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giám sát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm OCOP được cấp sao. Đồng thời, Sở quán triệt chủ trương xuyên suốt là tuyệt đối không chạy theo phong trào trong phát triển chương trình, xây dựng niềm tin và hướng đến bảo vệ người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn ủng hộ các sản phẩm OCOP.

Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại

Để chương trình OCOP đạt được thành công như mong đợi, bên cạnh việc nâng chất lượng cho các sản phẩm, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Toàn thành phố Hà Nội hiện có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã. Trong năm 2021, đơn vị sẽ chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành, địa phương phát triển mới từ 30 - 40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP khác. Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành trên cả nước.

Toàn thành phố Hà Nội hiện có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã
Toàn thành phố Hà Nội hiện có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất khoảng 400 sản phẩm mới. Trong đó, thành phố ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản các vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng... được tham gia đánh giá và xếp hạng cấp quốc gia theo quy định.

Đồng thời, thành phố đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; Lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp thành phố; Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP.

Quan trọng nhất là thành phố sẽ tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; Đồng thời có thể tìm hiểu nhà phân phối, mở rộng thị trường; Xây dựng các điểm bán các sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,