Người trẻ thay đổi thói quen mua sắm mùa dịch

Tuổi trẻ
TTTĐ – Diễn biến của dịch bệnh Covid-19 làm thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân, nhất là việc mua sắm, đi chợ. Từ khi thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng dịch, nhiều người trẻ chuyển sang cách đặt hàng online.

Trước đây, sáng nào chị Nguyễn Minh Hằng, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng đi chợ để mua sắm thức ăn cho bữa trưa và bữa tối của cả nhà. Sau đó, chị Hằng mới đi đến cơ quan làm việc.

Tuy nhiên, những ngày này, chị hạn chế ra chợ và siêu thị. Thay vì đi chợ hằng ngày như trước, thời gian này, mỗi tuần chị Nguyễn Minh Hằng chỉ đi chợ hoặc siêu thị một đến hai lần. Mỗi lần đi chợ, chị tính toán cẩn thận lượng thức ăn, đồ dùng sinh hoạt cần để tiết kiệm thời gian mua bán, hạn chế tiếp xúc với người khác.

“Thực hiện giãn cách xã hội, mình tạm thời bỏ qua thói quen đi chợ mỗi ngày, tạo thói quen mới cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Trước đây, hễ ra chợ, gặp người quen là mình cứ đứng nói chuyện, hoặc la cà mua sắm, thậm chí lượn mấy vòng chợ mới quyết định mua đồ nhưng bây giờ không như thế nữa”, chị Hằng chia sẻ.

Đi chợ truyền thống là sở thích và cũng là sở trường của chị Hoàng Yến Nhi (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chị Nhi cho biết, chị thích đi chợ hơn vào siêu thị hay mua hàng trực tuyến, bởi vì ra chợ, chị dễ dàng mua nhiều thứ và còn thực hiện được “tài năng mặc cả” của mình.

Mua hàng, gọi đồ ăn qua mạng là lựa chọn của đông đảo bạn trẻ trong mùa dịch
Mua hàng, gọi đồ ăn qua mạng là lựa chọn của đông đảo bạn trẻ trong mùa dịch

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê rồi tới Hà Nội tạo dựng sự nghiệp, chị Nhi vẫn luôn nghĩ mình là “người ở quê ra” và gắn bó với cảnh chợ. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19, chị dùng cách mua thực phẩm online là chủ yếu.

Không chỉ với chị Hoàng Yến Nhi mà dịch Covid-19 đã và đang làm nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm. Việc hạn chế đi lại mang cơ hội cho các kênh mua sắm online, đặt hàng từ nhà. Nhiều người tiêu dùng chọn mua sắm online để hạn chế số lần phải đến các cửa hàng mua sắm trực tiếp, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Để tránh dịch, Lê Thị Thùy Phương (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chi gần 3 triệu đồng để mua các dụng cụ nồi xoong, bếp, kể cả thức ăn qua mạng. Từ ngày dịch bệnh hoành hành, Phương chăm chỉ nấu cơm và ăn tại nhà thay vì đi ăn ngoài và những món ăn nhanh như mì tôm, cháo gói...

Phương cho biết, bình thường, cô đi làm và ăn trưa tại công ty. Buổi tối thường đi ăn cùng bạn bè hoặc ra hàng ăn một mình nhưng trong mùa dịch Covid-19, cô gái thực hiện nghiêm lời kêu gọi ở nhà chống dịch của Chính phủ.

Lê Thị Thùy Phương bày tỏ: “Mỗi lần ra ngoài về nhà lại lo nơm nớp: Liệu mình có “sờ” phải virus không, liệu mình có bị sao không?... Bớt ra ngoài là bớt lo lắng, muốn ăn gì, mua gì, mình lên mạng đặt hàng cũng được đáp ứng khá ổn.

Vì vậy, mình cũng hạn chế đi chợ, siêu thị. Bên cạnh đó, mình sống độc thân nên không cần quá nhiều thực phẩm trong một ngày, mỗi lần mua hàng thì tiện thể gọi đủ số lượng dùng cho 3-4 ngày”.

https://tuoitrethudo.com.vn/nguoi-tre-thay-doi-thoi-quen-mua-sam-mua-dich-d2082246.html
Hà Nội phải là nôi của các phong trào, giải pháp mới

Hà Nội phải là nôi của các phong trào, giải pháp mới

Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội cần sẵn sàng nhận trách nhiệm đầu tàu dẫn dắt công tác Hội và phong trào sinh viên cả nước. Hà Nội phải là cái nôi của các phong trào, mô hình, giải pháp mới để nhân rộng trên cả nước trong nhiệm kỳ tới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,