Ngành Nông nghiệp Thủ đô nỗ lực vượt khó trong “cơn bão” dịch Covid-19

Khởi nghiệp
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên trong quý I/2020, sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Do đó, trong thời gian tới, để lấy lại đà tăng trưởng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội giảm 1,17%

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, dịch Covid-19 bùng phát những tháng đầu năm đã ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt.

Theo tính toán, tổng giá trị nông lâm thủy sản trong quý I/2020 của thành phố Hà Nội giảm khoảng 1,17% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể, diện tích gieo trồng cây vụ Đông - Xuân giảm 10,1% so với vụ năm trước. Diện tích gieo trồng cây vụ Đông năm nay giảm chủ yếu do tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất không cao so với các ngành nghề phi nông nghiệp.

Mặt khác, một số chính sách hỗ trợ sản xuất tại một số địa phương cắt giảm nên nhiều hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng…

Đến cuối tháng 3/2020, toàn thành phố đã gieo trồng gần 87.300ha lúa Xuân, bằng 97% so với cùng kỳ năm ngoái; cây ngô là 3.574ha, bằng 80.55%; khoai lang 301ha, bằng 105,61ha; đậu tương 300ha, bằng 99,91ha; lạc 1.695ha, bằng 96,97%; rau các loại 8.000ha, bằng 98,94%; đậu các loại 182ha, bằng 103,41% so với cùng kỳ năm 2019; diện tích trồng rau an toàn là 5.000ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 2.000ha.

Diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn thành phố hiện nay là 22.643ha, bằng 98,26% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 18.900ha, bằng 100,55%; chè 2.458ha, bằng 91,85%; cây gia vị, dược liệu 198ha, bằng 108,79%; cây lâu năm khác 1.064ha, bằng 77,16% so cùng kỳ.

Nhìn chung cơ cấu các loại cây lâu năm trên địa bàn thành phố tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng chuyên canh, tăng diện tích trồng cây ăn quả, cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn… giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác của thành phố.

Trong quý I/2020, mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn gặp khó khăn trong công tác tái đàn lợn. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm xảy ra tại một số địa phương và có nguy cơ bùng phát rất lớn. Số lượng chăn nuôi lợn trong quý I/2020 khoảng 1,1 triệu con, giảm 31,25%, còn sản lượng đạt 51.000 tấn, giảm 41,22% so với cùng kỳ.

Lũy kế đến ngày 15/3, trên địa bàn thành phố xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 12 hộ chăn nuôi ở 7 thôn tại 6 xã thuộc 2 huyện (Chương Mỹ và Mê Linh), buộc phải tiêu hủy 18.800 con gia cầm.

Dịch Covid-19 bùng phát những tháng đầu năm đã ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt
Dịch Covid-19 bùng phát những tháng đầu năm đã ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt

Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng trong quý I vừa qua, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cũng có những bứt phá. Cụ thể, diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản là 22.400ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản, 3 tháng đầu năm 2020, ước đạt 27.000 tấn, tăng 4,25% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thủy sản đạt 22.027 tấn, tăng gần 6,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với đó, tuy chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng tổng đàn gia cầm toàn thành phố là 33,5 triệu con, tăng 17,54%, sản lượng đạt 33.000 tấn, tăng 25,21%. Trong khi đó, sản lượng trứng gia cầm đạt 540.000 quả, tăng 19,47% so với cùng kỳ năm 2019…

Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực tới ngành Nông nghiệp Thủ đô, Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Trên cơ sở những kết quả đạt được, đánh giá đúng những hạn chế, ngành Nông nghiệp Hà Nội cũng đã xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2020.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành Nông nghiệp Hà Nội thời gian tới là theo dõi sát sao tình hình thiên tai, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch Covid-19 để có biện pháp hỗ trợ, ứng phó kịp thời. Sở cũng khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp và nâng cao hiệu quả khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thức phẩm, môi trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ phối hợp tích cực với các địa phương và doanh nghiệp thủy lợi thành phố bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất. Hiện các doanh nghiệp thủy lợi đang triển khai tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch hại và bảo vệ cây trồng vụ Xuân 2020.

Cùng với đó, Sở sẽ tăng cường xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2020 - 2021. Trong đó, chú trọng chuyển đổi cơ cấu các giống cây trồng, đẩy mạnh sản xuất các giống cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao…

Để thúc đẩy tăng trưởng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Trước mắt, Sở sẽ tập trung rà soát, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi. Phát triển các loại cây trồng có lợi thế của Hà Nội như hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Sở cũng khuyến khích mở rộng diện tích trồng rau an toàn được kiểm soát. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao công công suất chế biến, đa dạng các sản phẩm chế biến bảo đảm yêu cầu tiêu thụ nông sản.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn. Đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng con giống, sản phẩm giống trong sản xuất. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…

Với sự chủ động tích cực của ngành Nông nghiệp Hà Nội và nỗ lực của người dân, sản xuất nông nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng để hoàn thành các mục tiêu năm 2020 đã đề ra”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

https://tuoitrethudo.com.vn/nganh-nong-nghiep-thu-do-no-luc-vuot-kho-trong-con-bao-dich-covid-19-d2081771.html
Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Chị Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group - người đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ấn tượng của OCG với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, có hơn 200.000 khách hàng cùng hơn 300.000 cửa hàng được tạo, thu về hơn 800 triệu đô la Mỹ với số lượng đơn hàng đặt thành công đạt gần 16 triệu đơn và ghi dấu ấn hệ sinh thái Shopbase đến 195 quốc gia. Với chị Phương Anh, may mắn là phản ứng khi nỗ lực gặp cơ hội và cách mà OCG nắm bắt điều đó đã được Co-founder & CRO OpenCommerce chia sẻ tại Founder’s Friday.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,