Ngành ngân hàng trợ lực cho người dân, doanh nghiệp ra sao?

Kinh tế Văn Huy
Tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9/2021, ngành ngân hàng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng.

Chiều 12/10, Ngân hàng Nhà nước đã họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 9 tháng và định hướng điều hành những tháng cuối năm 2021.

Tại buổi họp báo, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, tổ chức hoạt động ngân hàng được triển khai đầy đủ, đồng bộ, về cơ bản diễn ra suôn sẻ, đáp ứng được nhu cầu thanh toán, tín dụng của doanh nghiệp và người dân, “mạch máu” của nền kinh tế là dòng tiền vẫn trôi chảy.

Theo ông Tú, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên với tổng mức giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm).

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại họp báo chiều 12/10
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại họp báo chiều 12/10

Tính đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng.

Lũy kế từ 23/1/2020 cuối tháng 9/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay cho khách hàng theo cam kết với tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến cuối tháng 9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết.

Về kết quả triển khai cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tính đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Đối với chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân tái cấp vốn 462 tỷ đồng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP số tiền là 461 tỷ đồng cho 918 khách hàng vay vốn để trả lương 130.741 lượt người lao động.

Trong thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp đang thực hiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do Covid-19, dành tối đa mọi nguồn lực hiện có, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo thanh khoản ổn định trên thị trường tiền tệ; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo và giám sát việc tổ chức tín dụng thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Trước mắt là duy trì các mức lãi suất điều hành như hiện tại, đồng thời sẽ theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường để điều hành lãi suất một cách phù hợp trong thời gian tới...

"Chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục góp phần tạo điều kiện thúc đẩy, khôi phục nền kinh tế nhanh nhất, hiệu quả nhất. Quan điểm là không để cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, phá sản, mà phải hỗ trợ doanh nghiệp", ông Tú khẳng định.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,