Ngân hàng Thế giới lạc quan về kinh tế Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19

Tài chính
WB đánh giá Việt Nam có nền tảng tốt để chống chịu cú sốc do COVID-19 gây ra và có thể đạt mức tăng GDP 2,8% năm nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) chiều nay (30/7) công bố báo cáo Điểm lại với tiêu đề "Trạng thái Bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao". Trong đó, tổ chức này đánh giá, trừ Đông Á, tất cả các khu vực khác đều được dự báo tăng trưởng âm trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, WB cho rằng thiệt hại y tế đến nay vẫn nhỏ, nhưng thiệt hại về kinh tế lại lớn. Tăng trưởng giảm từ gần 7% năm ngoái xuống còn 0,36% quý II. Đây là cú sốc kinh tế lớn nhất với Việt Nam trong 35 năm qua.

Nhưng WB đánh giá Việt Nam có vị thế tốt để hấp thụ cú sốc này, nhờ kiểm soát tốt đại dịch. GDP Việt Nam được dự báo tăng 2,8% năm nay - cao thứ 5 trên thế giới. Tốc độ phục hồi được kỳ vọng tăng tốc nửa cuối năm. Sang năm 2021 và 2022, tăng trưởng có thể lên 6,8% và 6,5%.

Dù vậy, báo cáo của WB chỉ tính đến đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa xuất hiện thêm các ca nhiễm mới như vài ngày gần đây. Trước làn sóng Covid-19 thứ hai tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế nửa cuối năm có thể tăng trưởng âm nếu tiếp tục giãn cách.

Đề cập đến khả năng này, ông Jacques Morisset cho rằng "rất khó dự báo". Đại diện WB khẳng định nếu đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế, tổn thất sẽ rất lớn và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dù vậy, ông cho rằng "doanh nghiệp Việt Nam có khả năng chống chịu tốt" và "người dân cũng có tính tiết kiệm". Ông tin tưởng chính phủ hình dung được các thiệt hại do lệnh cách ly gây ra và "sẽ cân nhắc rất nhiều trước khi ra quyết định".

Ngân hàng Thế giới lạc quan về kinh tế Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19 - 1

Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Hưng Yên tháng 12/2019. (Ảnh: Viễn Thông)

Hồi tháng 5, WB từng nhận định "Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời COVID-19 tăm tối". Hôm nay, các đại diện của cơ quan này cho rằng "đến hiện tại, nhận định đó vẫn đúng". WB tin tưởng Việt Nam có chính sách phù hợp và có nền tảng tốt để để ứng phó khủng hoảng.

Theo dự báo của WB, lạm phát năm nay dự kiến khoảng 3,9%, gần gấp đôi năm ngoái. Cán cân vãng lai năm 2020 vẫn dương. Bội chi ngân sách tạm thời xấu đi và nợ công trên GDP tăng lên 56,1%.

WB cho rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát, các thiệt hại này có thể dần khôi phục lại được. Rủi ro lớn nhất hiện tại của Việt Nam là rơi vào bẫy kinh tế của Covid-19.

"Đến đầu năm 2020, động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn là tiêu dùng trong nước và sức cầu nước ngoài. Hai động lực này khó phục hồi sớm do nhiều nước trên thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch và hầu hết người Việt Nam vẫn ngại rủi ro, muốn tiết kiệm", kinh tế trưởng WB Việt Nam Jacques Morisset giải thích.

Bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: "Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng".

Báo cáo chỉ ra có 4 xu hướng mới sẽ phát sinh tại Việt Nam sau COVID-19. Một là Chính phủ sẽ có vai trò mới - chi tiêu công nhiều hơn, tốt hơn, tập trung vào các ngành chịu nhiều thiệt hại vì đại dịch. Hai là nền kinh tế không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp sẽ trỗi dậy. Ba là Việt Nam sẽ có cơ hội nâng vị thế trong kinh tế toàn cầu. Cuối cùng, tình trạng bất bình đẳng mới có thể xuất hiện, do tác động của đại dịch lên các ngành nghề, cá nhân khác nhau.

https://vtc.vn//ngan-hang-the-gioi-lac-quan-ve-kinh-te-viet-nam-bat-chap-dai-dich-covid-19-ar560735.html
Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.
Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hoàn tất ký kết thỏa thuận khoản vay trung và dài hạn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, đặc biệt thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng cho các khoản vay mua nhà có giá trị thấp.
Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 3 chương trình đột phá, 3 công trình trọng điểm về giao thông, nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực với tư duy mới, tầm nhìn mới. Đến nay, việc triển khai, thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm có sự chuyển biến tích cực, tạo nền tảng đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ