Mục tiêu tăng trưởng tín dụng có thể điều chỉnh vào cuối năm

Tài chính Hậu Lộc
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục tiêu tín dụng có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế, có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm là sẽ điều hành tăng trưởng tín dụng 14%.

Tính đến thời điểm hết tháng 3/2022, con số tăng trưởng khá tích cực với 5,04%, so với cùng kỳ năm 2021 (2,16%) tăng 2,3%.

Ông Tú cho rằng, kết quả trên cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu rất tích cực, đồng thời chứng minh các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ rất hiệu quả. Đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp cũng đã trở lại bình thường.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng có thể điều chỉnh vào cuối năm
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước

Cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong khôi phục nền kinh tế, thông qua tăng trưởng tín dụng này chính là dấu hiệu tích cực trong khôi phục phát triển của các doanh nghiệp.

"Mức tăng như trên so với các năm trước là mức rất cao. Cuối năm chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh để mức tín dụng sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát", ông Tú nói.

Về thông tin vừa qua Chính phủ đã đồng ý với việc kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, ông Tú cho biết, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất tích cực.

Theo đó, số nợ xấu đã được xử lý, giải quyết trong những năm qua thông qua Nghị quyết 42 là 380.000 tỷ đồng.

Đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết được nhiều lãng phí xã hội, nhất là những tài sản thế chấp trong những khoản nợ khi đã đưa vào nợ xấu thì được giải quyết, xử lý tích cực, tránh hao mòn tự nhiên, hư hỏng hoặc tài sản đóng băng.

"Nghị quyết 42 có lợi ích không chỉ với xã hội mà còn lợi ích với cả ngân hàng và các doanh nghiệp, của nền kinh tế", ông Tú đánh giá.

Theo quy định, sau 5 năm, Nghị quyết 42 hết thời hạn hiệu lực, ông Tú thừa nhận, việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, cần có một luật liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế, không chỉ xử lý nợ xấu của riêng ngành ngân hàng.

Phó Thống đốc cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật.

"Nếu không kéo dài Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó", ông Tú cho biết.

Cũng theo ông Tú, trong 2 năm vừa qua, do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực, nợ xấu chắc chắn xuất hiện. Do đó, nếu tiếp tục kéo dài Nghị quyết 42 làm cơ sở pháp lý để xử lý những khoản nợ đó sẽ tạo ra sự tích cực, lợi ích chung cho doanh nghiệp, cho xã hội và ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu.

Chính vì vậy, Chính phủ đã chấp thuận và đã trình Ủy ban Thường vụ làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài Nghị quyết 42 thời gian tới.

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh theo Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) tại thị trường trong nước.
Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,