Lưu ý quan trọng khi dùng các loại cốc uống nước, ghi nhớ để không 'đầu độc' mình

Sống khỏe
Cốc uống nước - đồ vật đơn giản nhà nào cũng có nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Uống nước là việc làm lớn thứ hai trong cuộc sống sau ăn. Hiện nay trên thị trường ra đời nhiều loại cốc với hình dạng, chất liệu khác nhau để giúp đựng nước uống. Tuy nhiên, có nhiều loại cốc thực sự không có lợi cho sức khỏe.

Dưới đây là tiết lộ bí mật về từng loại cốc và gợi ý cho bạn cách sử dụng từng loại cốc để an toàn nhất.

1. Cốc inox

Lưu ý quan trọng khi dùng các loại cốc uống nước, ghi nhớ để không 'đầu độc' mình - Ảnh 1

Cốc inox là sản phẩm hợp kim. Sử dụng không đúng cách sẽ giải phóng các chất kim loại nặng có trong chúng và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong cuộc sống hàng ngày có thể sử dụng cốc inox để uống nước lọc, nhưng không thể uống những loại đồ uống có tính axit như nước trái cây, cà phê, đồ uống có ga,… rất dễ kết tủa các chất kim loại nặng. Thêm một lưu ý khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.

2. Cốc gốm nhiều màu sắc

Lưu ý quan trọng khi dùng các loại cốc uống nước, ghi nhớ để không 'đầu độc' mình - Ảnh 2

Rất nhiều người thích thú với những hoa văn và màu sắc trên những chiếc cốc gốm. Tuy nhiên dùng cốc càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao. Các loại hoa văn được vẽ trên cốc thực sự là một loại sơn, đặc biệt thành bên trong cốc được tráng men, khi cốc đựng nước sôi hoặc đồ uống có tính axit và kiềm cao, các nguyên tố kim loại nặng độc hại như chì trong các sắc tố này dễ dàng hòa tan trong chất lỏng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

3. Cốc nhựa

Cốc nhựa cũng rất phổ biến, tuy nhiên khi chọn cốc nhựa hay nhớ chọn loại cốc làm bằng loại nhựa đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Cốc nhựa trong quá trình sản xuất thêm nhiều chất phụ gia chứa nhiều chất độc hại. Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 – 80 độ C là những phụ gia này bắt đầu hoà tan vào thực phẩm.

Lưu ý quan trọng khi dùng các loại cốc uống nước, ghi nhớ để không 'đầu độc' mình - Ảnh 3

Nếu lựa chọn cốc nhựa, người dùng nên chú ý đến thành phần nhựa thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:

Số 1: Nhựa PETE chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.

Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi.

Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.

Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.

Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.

Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.

Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa

4. Cốc giấy dùng một lần

Cốc giấy dùng một lần chỉ có vẻ hợp vệ sinh và tiện lợi. Trên thực tế, loại cốc này không đạt tiêu chuẩn. Một số nhà sản xuất cốc giấy thêm lượng lớn chất huỳnh quang để làm cho cốc trắng hơn. Chính chất huỳnh quang này có thể làm biến đổi các tế bào và trở thành một chất gây ung thư tiềm năng một khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Và từ góc độ bảo vệ môi trường, càng hạn chế sử dụng loại cốc dùng 1 lần càng tốt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra. Hơn nữa loại cốc giấy không đạt tiêu chuẩn thông thường rất mềm, sau khi đổ nước vào cốc sẽ rất khó giữ được hình dạng ban đầu. Một số loại khác còn có mật độ kém, đáy cốc rất dễ bị thấm nước, khi đổ nước nóng vào dễ gây bỏng tay.

5. Cốc men

Cốc men được tạo ra bằng cách tráng men ở nhiệt độ cao hàng ngàn độ C. Nó không chứa các chất có hại như chì, nhưng nó có thể hòa tan trong môi trường axit.

Do đó, sử dụng cốc men an toàn hơn so với phần lớn các loại cốc khác, nhưng nó không thể đựng đồ uống có tính axit trong một thời gian dài.

6. Cốc thủy tinh

Lưu ý quan trọng khi dùng các loại cốc uống nước, ghi nhớ để không 'đầu độc' mình - Ảnh 4

Trong số tất cả các loại vật liệu, cốc thủy tinh là lành mạnh nhất.

Chỉ số sức khỏe:

1. An toàn nhất: Cốc thủy tinh.

2. Không an toàn nhất: Cốc giấy dùng một lần, cốc nhựa, cốc gốm nhiều màu sắc.

3. Cần lưu ý: Không sử dụng cốc inox, cốc tráng men để uống cà phê, nước cam và đồ uống có tính axit khác.

https://phunusuckhoe.vn/luu-y-quan-trong-khi-dung-cac-loai-coc-uong-nuoc-ghi-nho-de-khong-dau-doc-minh-c25a357981.html
Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Chế độ ăn theo xu hướng lành mạnh, hướng về nguồn gốc tự nhiên ngày càng được nhiều người theo đuổi. Đặc biệt là với những người mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, ung thư, người không dung nạp lactose trong sữa động vật hay những người mong muốn cải thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, có xu hướng ăn chay…

Cùng Sunrise Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Giữa lòng thành phố biển Phan Thiết xinh đẹp, Sunrise Resort Mũi Né với lối kiến trúc Tây Âu cổ điển nằm ẩn mình trong rừng dừa xanh mát lành. Gió thổi từ lòng biển hòa cùng tiếng xào xác của cây lá, mây trời mang đến vùng trời an yên, là chốn lý tưởng để hưởng thụ nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc.
Cùng Sunshine Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Cùng Sunshine Resort Mũi Né tận hưởng những ngày hè bình yên

Giữa lòng phố biển Phan Thiết xinh xinh, Sunshine Resort Mũi Né với lối kiến ​​trúc Tây Âu cổ điển ẩn mình giữa rừng dừa xanh mát. Gió từ lòng biển hòa cùng tiếng xào xạc của cây lá, mây trời mang đến vùng trời an yên, là chốn lý tưởng để hưởng thụ nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc.
Hỗ trợ phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản

Hỗ trợ phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản

Ngày 10/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản (CĐTB).
Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Thay đổi trong xét nghiệm ung thư phổi, đáp ứng đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam và Châu Á

Theo công bố mới đây về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực - Journal of Thoracic Oncology, việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Việt Nam và Châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm của bệnh nhân trong khu vực.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,