Làm sao để phát triển bền vững ngành năng lượng tái tạo

Trong nước Hoàng Hà
(KNT) - Ngành năng lượng tái tạo không chỉ là xu hướng và còn là định hướng bền vững cho an ninh năng lượng mỗi quốc gia.
1128-0

Năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã thực sự tác động lớn đến các dự án sản xuất năng lượng tại miền Trung, đặc biệt là các dự án thủy điện tại miền Trung đã phải hứng chịu hàng loạt cơn bão lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy, chưa khi nào sự lựa chọn phát triển năng lượng bền vững lại trở nên cấp thiết như hiện nay.

Hiện ngành năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20% trong 10 năm tới, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân ngành điện khoảng. Nguyên nhân chủ yếu là từ chuyển hướng chiến lược, giảm tỷ trọng nhiệt điện than và tăng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo (chủ yếu là mặt trời và gió).

Tìm cách tận dụng những tiến bộ mới về năng lượng tái tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và phục hồi kinh tế hậu COVID-19 mà vẫn đảm bảo được các kết quả tích cực về xã hội và môi trường, các nền kinh tế cần tránh sự cứng nhắc, cố định các mục tiêu trong quá trình ra quyết định.

Tại Diễn đàn Các giải pháp phát triển Năng lượng tái tại tạo Việt Nam do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức GS.TS Đặng Thị Kim Chi, ủy viên hội đồng tư vấn khoa học, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ, ngành năng lượng tái tạo rất có triển vọng ở Việt Nam mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết và đặc điểm, địa hình, nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, mỗi loại hình năng lượng tái tạo đều có những ưu nhược điểm khác nhau.

Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường TWMTTQ Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài, có tiềm năng lớn về điện gió và điện mặt trời là rất lớn nên nếu có thể tận dụng được các ưu đãi thiên nhiên này thì Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển tốt các nguồn năng lượng tái tạo. Điều kiện tốt để doanh nghiệp khởi nghiệp ngành năng lượng phát triển.

1133-du-an-quoc-gia-001

Việc sử dụng năng lượng tái tạo mang lại lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội rộng lớn, bao gồm tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và giải quyết biến đổi khí hậu. Các nhà hoạch định chính sách và các tác nhân phát triển khác nên ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, đáng tin cậy với giá cả phải chăng như một trụ cột của sự phát triển trên toàn lãnh thổ. Bởi trong tương lai, việc sử dụng ít tài nguyên năng lượng hơn sẽ thúc đẩy cùng một mức sản xuất kinh tế, dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.

Thế hệ trẻ ngày nay càng sớm có đam mê tìm tòi và mong muốn thúc đẩy sự lựa chọn phát triển ngành năng lượng sạch, tác động tối thiểu tới môi trường và tìm giải pháp để năng lượng được sử dụng một cách tối ưu nhất của các startup. Ngoài ra, khởi nghiệp trong ngành năng lượng bền vững cần có sự sáng tạo, đoàn kết là yếu tố cần thiết cho một dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Một trong số các lĩnh vực năng lượng ngày nay được nhiều nhà đầu tư và các startup hướng tới là hiệu quả năng lượng cho giao thông vận tải, nơi xe điện, phương tiện kết nối và công nghệ không người lái dự kiến sẽ thay đổi bộ mặt giao thông khá đáng kể trong tương lai.

Theo các chuyên gia dự báo khởi nghiệp năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều khó khăn trong gia đoạn tới. Tuy nhiên cũng có điểm sáng từ chính sách khởi nghiệp năng lượng mới, công nghệ phát triển, sự quan tâm của nhà đầu tư.

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Thông báo số 1440-TB/TU kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của các sở, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,