Kinh tế Việt Nam quý cuối năm sẽ phục hồi tốt khi mở cửa trở lại

Tài chính Hậu Lộc
Nhóm chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank cho rằng, sau khi nền kinh tế mở cửa, bán lẻ tiêu dùng hồi phục, xuất siêu trở lại, đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân thì GPD quý IV/2021 sẽ có sự hồi phục tốt.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa có báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô quý III và dự báo quý IV/2021 của Việt Nam.

Theo nhóm chuyên gia của Agriseco, tổng thể bức tranh vĩ mô quý III khá xấu do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh trên phạm vi cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều lĩnh vực hoạt động.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Agriseco đánh giá sau khi nền kinh tế mở cửa, bán lẻ tiêu dùng hồi phục, xuất siêu trở lại, đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân vào các tháng cuối năm thì GDP Quý IV sẽ có sự hồi phục tốt.

Mặt khác, điểm tích cực của nền kinh tế là lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt và dự báo sẽ dưới 3% trong năm nay. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kéo dài các chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra dư địa tăng trưởng cho các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản.

Nhận định cụ thể, nhóm chuyên gia của Agriseco cho rằng, mặc dù tăng trưởng GDP quý III/2021 thấp kỷ lục, nhưng kỳ vọng quý IV sẽ khởi sắc do tình hình dịch bệnh đang được khống chế.

Do mặt bằng quý IV/2020 tương đối cao trong khi hiện tại một số địa phương vẫn đang thực hiện giãn cách, chuyên gia của Agriseco đánh giá GDP quý IV năm nay sẽ tăng trưởng trở lại nhưng với tốc độ tăng chậm so với cùng kỳ năm ngoái.

“Chúng tôi ước tính GDP năm 2021 sẽ tăng khoảng 2-3%, mặc dù mức tăng trưởng thấp tuy nhiên vẫn rất khả quan nên tham chiếu các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tương tự”, chuyên gia của Agriseco đánh giá.

Việc mở cửa trở lại nhiều khu vực kinh tế có thể tạo ra sức cầu bật tăng mạnh trong nhóm các mặt hàng không thiết yếu như hoạt động thương mại, đồ điện tử, may mặc, mỹ phẩm...
Việc mở cửa trở lại nhiều khu vực kinh tế có thể tạo ra sức cầu bật tăng mạnh trong nhóm các mặt hàng không thiết yếu như hoạt động thương mại, đồ điện tử, may mặc, mỹ phẩm...

Về lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng, việc mở cửa trở lại nhiều khu vực kinh tế có thể tạo ra sức cầu bật tăng mạnh trong nhóm các mặt hàng không thiết yếu như hoạt động thương mại, trang sức, đồ điện tử, may mặc, mỹ phẩm.

Về đầu tư công, theo Agriseco, tiến độ giải ngân vẫn còn chậm. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, vốn đầu tư công của khu vực Nhà nước thực hiện ước tính đạt 276,3 nghìn tỷ đồng, bằng 57,3% kế hoạch năm và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu giải ngân 60% kế hoạch vào quý III vẫn chưa hoàn thành do tình hình giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, các dự án thực hiện 9 tháng năm nay chủ yếu là chuyển tiếp từ 2016-2020 với khoảng 2.511 dự án, chỉ có 490 dự án mới. Chính phủ tập trung đẩy mạnh giải ngân tại các dự án quốc gia như cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành nhưng vẫn còn chậm so với kế hoạch do thiếu nguồn vật liệu xây dựng và chậm giải phóng mặt bằng.

“Với các động thái thúc đẩy giải ngân đẩu tư trong những tháng cuối năm, chúng tôi kỳ vọng đầu tư công sẽ là “đầu kéo” chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý IV và năm 2022. Điều này tạo động lực cho đà tăng của nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công”, chuyên gia của Agriseco đánh giá.

Trong khi đó, việc thực hiện vốn FDI thực hiện 9 tháng năm nay lần đầu ghi nhận giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 13,3 tỷ USD do tình hình giãn cách xã hội, các nhà máy đóng cửa hoặc ngưng sản xuất. Tuy nhiên, FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước với các tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Intel Products.

Mức tăng trở lại sau 3 tháng gần đây của FDI đăng ký mới cho thấy Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút dòng vốn. Cơ cấu vốn FDI vẫn tập trung đầu tư vào các khu công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhóm chuyên gia của Agriseco kỳ vọng FDI sẽ hồi phục trong quý IV cả về đăng ký và giải ngân khi nền kinh tế mở cửa trở lại và tốc độ tiêm chủng Covid-19 cao.

Về trung và dài hạn, dòng vốn FDI kỳ vọng vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất cũng như môi trường kinh doanh và chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động cũng giúp Việt Nam hưởng lợi như chiến tranh thương mại Mỹ Trung; hiệp định thương tự do được ký kết.

Về xuất nhập khẩu, mặc dù, cán cân thương mại quý III tiếp tục nhập siêu 0,85 tỷ USD, tuy nhiên việc xuất siêu trở lại là tín hiệu đáng mừng. Tính từ đầu năm, xuất khẩu ước tính đạt 240,52 tỷ USD, vẫn đang tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến tiếp tục được đẩy mạnh sau khi dỡ bỏ tình trạng giãn cách.

Nhóm chuyên gia của Agriseco cho rằng quý IV cán cân thương mại sẽ có thể trở lại xuất siêu khi giá hàng hóa đã hạ nhiệt.

“Chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu trong cả năm 2021 khi đồng VND đang tăng so với USD. Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng tốt như sắt thép, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, xăng dầu sẽ tạo ra những kỳ vọng kết quả kinh doanh các tháng cuối năm với các doanh nghiệp trong ngành”, nhóm chuyên gia của Agriseco đánh giá.

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh theo Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) tại thị trường trong nước.
Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,