Kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi

Tin nóng Thanh Hà
Thời gian gần đây, hoạt động cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng “đen” đang có những diễn biến phức tạp. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến không ít vụ án nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Do đó, việc kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn tín dụng đen cho vay nặng lãi là cấp thiết để đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương.

Nhiều “con mồi” bị sập bẫy

Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang tạm giữ hình sự đối với nhóm đối tượng gồm: Nguyễn Trung Sơn (sinh năm 1996; ở phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai), Văn Tuấn Châu (sinh năm 1999; ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai), Nguyễn Trần Đức Quang (sinh năm 2003; ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), Nguyễn Phương Trung (sinh năm 1986; ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) và Vũ Văn Dũng (sinh năm 1982; ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng) về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Đồng thời, cơ quan công an tiếp tục củng cố hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ để khai thác mở rộng vụ án.

Trước đó, vào đêm 12/10, qua tuần tra trên địa bàn, Công an quận Hà Đông đã phát hiện và bắt quả tang nhóm đối tượng Sơn, Châu, Quang, Trung đang thực hiện hành vi xịt sơn vào cửa, gây áp lực với mục đích đòi nợ gia đình chị N (ở phường Quang Trung, quận Hà Đông).

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận làm thuê cho Vũ Văn Dũng (SN 1982; HKTT phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và được chỉ đạo đến nhà chị N để đòi nợ. Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông đã triển khai lực lượng thi hành bắt, khám xét khẩn cấp đối với Vũ Văn Dũng, tại chung cư B4 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Cơ quan điều tra thu giữ 8 sổ ghi chép khách vay nợ, 6 điện thoại di động, cùng nhiều tài liệu khác.

5 đối tượng trong nhóm cho vay nặng lãi bị tạm giữ hình sự
5 đối tượng trong nhóm cho vay nặng lãi bị tạm giữ hình sự

Các đối tượng khai nhận cuối năm 2018, Vũ Văn Dũng tổ chức kinh doanh tài chính dưới hình thức cho vay bốc bát họ, từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Khi cho khách vay, Dũng cắt lãi trước. Với bát họ 10 triệu đồng, Dũng cắt lãi 2 triệu đồng, khách phải trả trong vòng 50 ngày, mỗi ngày 200.000 đồng (tương ứng lãi suất vay là 146%/năm).

Để tổ chức hoạt động, Dũng thuê nhà tại số 1 ngõ 120 Trường Chinh, phường Phương Mai, Đống Đa (Hà Nội) sau đó chuyển về phòng 403 chung cư B4 Phạm Ngọc Thạch; Đồng thời thuê các đối tượng Sơn, Châu, Quang, Trung đi giao dịch cho vay tiền và thu nợ, dưới hình thức đăng tin quảng cáo trên mạng xã hội về việc cho vay tiền.

Khi khách có nhu cầu vay tiền sẽ gọi điện thoại, Dũng giao cho Quang đến tận nhà người có nhu cầu vay tiền để xác định thông tin, nếu đủ điều kiện thì Dũng sẽ giao tiền cho Quang để đưa cho khách vay. Thực hiện giao dịch, nhóm Dũng yêu cầu người vay phải tự nói tên tuổi, địa chỉ và số tiền cần vay để quay video bằng điện thoại di động và viết giấy vay tiền, làm căn cứ đi đòi nợ.

Tổ chức hoạt động kinh doanh tài chính bằng hình thức đăng tin quảng cáo trên mạng xã hội, khách vay của nhóm Dũng ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội. Từ đó, Dũng phân công Quang chuyên đi xác định thông tin người vay; Châu chuyên đi thu nợ tại các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...; Sơn thu nợ tại các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai...

Trường hợp người vay không trả đúng hạn, không còn khả năng trả nợ, Dũng chỉ đạo đàn em tìm đến gây áp lực bằng cách đổ chất bẩn, chất thải hoặc xịt sơn... vào nhà.

Bước đầu, qua khai thác, cơ quan công an xác định Dũng đã cho khoảng 300 khách vay tiền với số tiền khoảng 18 tỷ đồng (người vay thấp nhất 5 triệu đồng, người cao nhất 50 triệu đồng).

Vụ việc đang được Công an quận Hà Đông tiếp tục điều tra mở rộng.

Cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Có thể hiểu cho vay nặng lãi thực chất là hình thức tín dụng tư nhân chuyên cho vay với mức lãi suất cao, không nằm trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp pháp, không theo các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Đây là một hình thức cho vay và vay với mức lãi suất rất cao so với lãi suất thông thường của các tổ chức tín dụng. Nếu trần lãi suất cho vay của ngân hàng khoảng 9% đến 13%/năm, thì khi tham gia vay nặng lãi, người vay thường phải chịu mức lãi suất từ 100 - 200%/năm, thậm chí lên đến 300%/năm.

Cần xử lý nghiêm các hình thức tín dụng đen theo quy định của pháp luật
Cần xử lý nghiêm các hình thức tín dụng đen theo quy định của pháp luật

Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Như vậy, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng là 1,666%.

Theo quy định Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015: ''Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

Pháp luật đã có quy định rất rõ ràng về các hành vi cho vay nặng lãi để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Nhiều trường hợp tổ chức cho vay tín dụng đen đã gây mất trật tự an ninh. Sau khi cho vay nặng lãi, chúng thường xuyên ném chất bẩn và dùng các hành vi khủng bố tinh thần con nợ và người nhà để đòi tiền. Do vậy, việc kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn tín dụng đen cho vay nặng lãi là cấp thiết, để đảm bảo trật tự an ninh xã hội và sự an lành cho người dân.

CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

CSGT Hà Nội xử lý hơn 10 nghìn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông

Trong 10 ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông thông thông(CSGT) Hà Nội đã lập biên bản xử lý 10.313 trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông. Trong đó xử lý vi phạm đồng độ cồn là 649 trường hợp; xử lý vi phạm chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng xe là 291 trường hợp, buộc tài xế, chủ xe hạ tải, cắt bỏ thùng xe cơi nới.
Triệt xóa đường dây sử dụng tài liệu giả cơ quan tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng

Triệt xóa đường dây sử dụng tài liệu giả cơ quan tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng

Ngày 18/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Hà Đông vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) triệt xóa đường dây sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức, lừa đảo chiếm đoạt khoảng 10 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng của người dân.
Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng xuyên quốc gia với gần 300 đối tượng

Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng xuyên quốc gia với gần 300 đối tượng

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an và các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP triệt phá một đường dây cho vay lãi nặng qua app và đòi nợ thuê có quy mô xuyên quốc gia, liên quan đến gần 300 đối tượng, trong đó có các đối tượng là người nước ngoài.
Ngăn nguy cơ, ngừa tội phạm liên quan người nước ngoài dịp SEA Games 31

Ngăn nguy cơ, ngừa tội phạm liên quan người nước ngoài dịp SEA Games 31

Sự xuất hiện của du khách quốc tế đến với Hà Nội, đặc biệt trong thời điểm diễn ra SEA Games 31 thực sự là tín hiệu đáng mừng khi mở cửa du lịch trở lại. Chính vì vậy, việc ngăn nguy cơ, ngừa tội phạm được xem như một biện pháp giữ chân du khách, quảng bá du lịch Hà Nội và được thực hiện ngay từ khâu “check in”…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,