Không chỉ tiền, doanh nghiệp cần nhất là hỗ trợ cơ chế

Kinh doanh Hậu Lộc
Hỗ trợ về tiền bạc là cần thiết nhưng cần nhất là sự hỗ trợ về cơ chế thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhận định trên được TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đưa ra tại hội thảo trực tuyến ''Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022'' tổ chức ngày 10/12.

Ông Lộc đánh giá, năm 2021 là năm gặp rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vì phải đối phó với dịch COVID-19.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 94% doanh nghiệp gặp phải khó khăn, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hàng triệu người lao động mất việc làm. Tại các tỉnh phía Nam, có 98% doanh nghiệp thiệt hại nặng, đặc biệt là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Lộc, việc giãn cách kéo dài dẫn đến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, hệ thống giao thông vận tải hàng hóa bị gián đoạn. Nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ở trạng thái đóng băng hoặc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt thời kỳ đỉnh dịch ở quý III/2021.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Chủ tịch VIAC cho rằng, tất cả hệ quả đó chủ yếu là do tác động của đại dịch. Mặt khác, cũng do cách ứng xử của chúng ta chưa thật sự hợp lý ở một số thời điểm.

Mặc dù vậy, sự điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch gần đây là tín hiệu tích cực và cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những nỗ lực vượt bậc, phần lớn các doanh nghiệp đã tích cực chuẩn bị các phương án, kế hoạch mới nhằm thích ứng nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức số hóa, phù hợp với chủ trương của Chính phủ và duy trì được sản xuất kinh doanh…

Hiện nay các địa phương đã có kế hoạch hồi phục nền kinh tế, Chính phủ đang trình Quốc hội những gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, kích thích nền kinh tế. Tùy thuộc vào khả năng của ngân sách Nhà nước và đảm bảo hiệu quả, đặc biệt là phải đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu quan trọng bậc nhất là duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô…

Trong bối cảnh đó, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, gói hỗ trợ quan trọng nhất chính là những cải cách mạnh các thủ tục hành chính trong quá trình kinh doanh để trợ cho doanh nghiệp.

"Hỗ trợ về tiền bạc là cần thiết nhưng cần nhất là sự hỗ trợ về cơ chế thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh các dự án", ông Lộc nhận định.

Tương tự với quan điểm của ông Lộc, theo ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An, để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều thảo luận nhưng hỗ trợ tiền chỉ là phần nhỏ, thực tế doanh nghiệp cần hỗ trợ chính sách bởi một chính không phù hợp có thể gây thiệt hại rất lớn trong sản xuất kinh doanh.

Lấy ví dụ, ông Thắng cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội, Chính phủ đã đã yêu cầu là bằng mọi cách không được để xảy ra ách tắc hàng hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc di chuyển của doanh nghiệp, người dân thời gian đó vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi mỗi chốt làm mỗi kiểu, cách quản lý của các địa phương chưa thống nhất với chỉ đạo của Trung ương.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,