Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19: Bao nhiêu là đủ?

Kinh tế
Mức độ hỗ trợ doanh nghiệp thế nào đang là mối quan tâm lớn. Đây là lúc doanh nghiệp cần chủ động đánh giá tác động, cung cấp thông tin cụ thể về các thiệt hại để Chính phủ có cơ sở cân nhắc.
Đang có nhiều đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Ảnh: Đức Thanh
Đang có nhiều đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Ảnh: Đức Thanh

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu “ngủ đông”

Ông Hoàng Đức Huy, CEO của TransViet vừa gửi đi thông báo kích hoạt chế độ “ngủ đông”, điều chưa từng có trong 24 năm hoạt động của Công ty. Từ tuần này, nhiều nhân viên của TransViet phải tạm nghỉ việc hoặc điều chuyển vị trí.

Chỉ trước đó hơn 1 tuần, chính ông Huy đã rất háo hức gửi đi các kế hoạch mới giữa TransViet và Vietnam Airlines, các hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố và các đối tác trong ngành lưu trú, vận chuyển trên khắp cả nước, phát động Chương trình Đánh thức Việt Nam, giải cứu du lịch nội địa.

Không chỉ một vài doanh nghiệp phải trọn giải pháp này. Trong cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ cuối tuần trước, các tập đoàn lớn đã báo cáo về việc áp dụng phương án bố trí nghỉ luân phiên, giảm lương, ngừng việc... trong thời gian này. Vietjet Air đang thực hiện cắt giảm 30% lương lãnh đạo, cắt giảm lao động, duy trì mức lương 2/3 so với trước. SunGroup đang có 30% lao động được bố trí làm việc luân phiên...

Ông Đỗ Minh Phú, người sáng lập Tập đoàn Doji chia sẻ, đã cho một nửa số lao động tạm nghỉ, trả lương tối thiểu. Nhưng đó không phải là mối lo lớn nhất của ông. Trong vai là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong, ông thấy khó khăn thực sự nằm ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Từ khi có dịch, tính từ ngày 27/1/2020 đến giờ, có thể có tới 1.000 khách hàng với giá trị khoản vay khoảng 10.000 tỷ đồng đến hạn không trả được. Đây là thách thức lớn vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra việc làm lớn, họ cần các biện pháp hỗ trợ cụ thể và đi vào cuộc sống ngay”, ông Đỗ Minh Phú kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng các đối tượng được hỗ trợ vì dịch bệnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp thế nào?

Câu hỏi “Các doanh nghiệp đang thực sự chịu ảnh hưởng thế nào?” đang làm đau đầu ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Trong vai trò là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ông đang tìm kiếm thông tin để đưa ra đề xuất các giải pháp và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể.

“Tôi đọc kết quả khảo sát doanh nghiệp, nghe thông tin từ các doanh nghiệp lớn, nhưng rất tiếc là vẫn chưa có con số cụ thể nào về số lao động nghỉ việc. Nhưng tôi tin đây là con số lớn, nên khuyến nghị miễn phí khoản bảo hiểm xã hội đối với số lao động nghỉ việc tạm thời do tác động của dịch bệnh Covid-19, miễn hoặc giảm 50% lệ phí công đoàn đối với các doanh nghiệp được hoãn, giản nộp thuế ít nhất đến hết tháng 6/2020. Các hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp có thể sẽ không thực sự hữu ích với các doanh nghiệp không còn lợi nhuận”, ông Cung đề xuất thêm bên cạnh các giải pháp đang có trong Chỉ thị 11/2020/CT-Ttg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Ông Cung cũng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ tập hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ số doanh nghiệp được các tổ chức tín dụng hỗ trợ, số tín dụng và lãi suất được hỗ trợ, số tín dụng giản, hoãn, số tín dụng cấp thêm cho từng doanh nghiệp để có kiến nghị giải pháp thêm nếu xét thấy cần thiết. Các chi phí khác như lệ phí hạ tầng cảng biển ở Hải Phòng cũng được đề xuất miễn giảm vì đang gây nhiều tổn hại cho xuất khẩu...

Nhưng điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động cung cấp thông tin rất cụ thể, cập nhật.

Thực tế, mong muốn của doanh nghiệp thường cao hơn các mức đề xuất của các cơ quan quản lý nhà nước. Vietjet đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay trong khoảng 2-3 năm; giảm thuế bảo vệ môi trường trong giá xăng. SunGroup đề xuất các địa phương miễn, giảm giá vé thăm quan, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, truyền thông. FLC đề nghị giảm chi phí dịch vụ mặt đất cho các hãng hàng không...

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG thậm chí cho rằng, thời gian gia hạn nộp một số loại thuế đang đề xuất là 5 tháng dù rất quý, nhưng doanh nghiệp muốn kéo dài thời gian này tới 9 tháng hoặc 1 năm. “Đề xuất này có thể gây khó cho Chính phủ vì không thu tiền được trước, nhưng là cách hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được sản xuất”, bà Nga làm rõ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang đòi hỏi sự cẩn trong trong các giải pháp cụ thể. “Năm 2008, Techcombank cũng tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng phải mất tới 5 năm sau làm việc với thanh tra...”, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank nói và khuyến nghị các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phải được đưa ra một cách nhanh chóng, nhưng hợp lý và rõ ràng.

Chống dịch, chống suy thoái doanh nghiệp, chống thất nghiệp

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Ban IV) bày tỏ lo ngại về tỷ lệ tới 40% doanh nghiệp đang chọn đối sách cắt giảm lao động. Đây là kết quả khảo sát đối với 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của dịch Covid-19 với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do Ban IV thực hiện.

“Tôi cũng muốn hỏi các doanh nghiệp đã sa thải bao nhiêu lao động rồi? Chống Covid-19 như chống giặc, nhưng theo nghĩa là chống dịch, chống suy thoái doanh nghiệp, chống thất nghiệp. Chúng ta đang trong điều kiện nguồn lực không nhiều, kể cả ngân sách của Chính phủ, doanh nghiệp và cả các hộ gia đình, nên cần có sự xử lý chuẩn xác”, ông Bình nói.

https://baodautu.vn/ho-tro-doanh-nghiep-vuot-qua-dai-dich-covid-19-bao-nhieu-la-du-d117865.html
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,