Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng Covid-19 còn chậm

Trong nước Anh Đức
Tiếp tục chương trình làm việc phiên thứ 57, sáng 15/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng dự báo đạt gần 4 triệu tỷ đồng; Tốc độ tăng GDP dự báo đạt khoảng 5,8%. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên “Tích cực””, ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Thảo luận về nội dung này, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19 thì chỉ số tăng trưởng 5,8% trong 6 tháng là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ đó mà ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, và thanh khoản được đảm bảo.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, dịch Covid-19 là thách thức lớn chưa từng có nhưng nước ta đã kiềm chế sự lây lan và giữ vững tăng trưởng kinh tế, là số ít trong các quốc gia có được tăng trưởng dương. Nhiều đại biểu băn khoăn chính là chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang triển khai rất chậm trong khi điều này góp phần động viên tinh thần và sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp.

Tính đến ngày 27/5/2021, gói hỗ trợ tiền mặt thực hiện được khoảng 13.100 tỷ đồng/35.880 tỷ đồng, tương ứng với 36,5% quy mô gói hỗ trợ. Gói hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với quy mô 16.000 tỷ đồng đã giải ngân cho 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động với số tiền 41,8 tỷ đồng, tương ứng với 0,26% quy mô gói hỗ trợ.

Trong khi đó, gói hỗ trợ thông qua chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với quy mô khoảng 6.500 tỷ đồng đã nhận và giải quyết cho cho 192.503 lao động của 1.846 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền là trên 786 tỷ đồng, tương ứng với 12,1% quy mô gói hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ chưa tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và khó khăn, đặc biệt là người lao động trong khu vực phi chính thức, công nhân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Đồng quan điểm khi đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021, đại diện Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cho rằng, việc thực hiện một số chính sách chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; Hỗ trợ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra chưa đạt được kết quả như dự kiến.

Do chưa dự báo được đầy đủ tác động của đại dịch Covid-19 trên từng địa bàn nên việc xác nhận đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm để được nhận hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm cả đối tượng và số tiền trợ cấp.

Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ sớm sơ kết, đánh giá, báo cáo cụ thể với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ nhất về kết quả phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Đồng thời, Ủy ban TCNS kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, với những giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Thông báo số 1440-TB/TU kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của các sở, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,