Hiện tượng tăng vốn khống, thao túng, làm giá cổ phiếu ngày càng tinh vi

Tài chính Hậu Lộc
Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một số cổ phiếu/nhóm cổ phiếu có biến động giá bất thường, không gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, gây tổn thất trực tiếp cho nhà đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và minh bạch của thị trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã cho biết như vậy khi trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 23/5.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro, không bền vững, thiếu ổn định.

Đặc biệt, trên thị trường cổ phiếu đã xuất hiện các hiện tượng tăng vốn khống, thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Một số cổ phiếu/nhóm cổ phiếu có biến động giá bất thường, không gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, gây tổn thất trực tiếp cho nhà đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và minh bạch của thị trường.

Nói về tình hình vĩ mô, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng, dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6%.

Trong nước, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tượng tăng vốn khống, thao túng, làm giá cổ phiếu ngày càng tinh vi
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: QH)

Đặc biệt, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô lớn và nhiều cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong công tác phòng, chống dịch.

Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế đang phục hồi và phát triển tích cực. Cụ thể, GDP quý I/2022 ước tăng 5,03%, kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành, lĩnh vực đang tăng trưởng trở lại. Trong 4 tháng đầu năm 2022, có hơn 30 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề như: kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn.

Trong đó, vấn đề giá dầu tăng cao tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển.

Theo ông Thanh, giai đoạn tới, cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để ứng phó trong trường hợp giá dầu thế giới biến động lớn cũng như thực hiện hoãn, giãn việc tăng các sắc thuế, phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ một số vấn đề cần xử lý, tháo gỡ kịp thời như: Sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận tải ở mức cao, giá nhiên liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất (dầu, khí đốt, than) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tăng cao trong khi sức cầu tiêu thụ vẫn yếu, vẫn còn những khó khăn về tài chính, tuyển dụng lao động.

Mặt khác, việc chậm quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành gây khó khăn cho việc dự báo về thị trường, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân. Trong đó, Quy hoạch điện VIII chưa được phê duyệt dẫn đến nhiều dự án phát triển điện chưa thể triển khai, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện trong mùa cao điểm.

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.
Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hoàn tất ký kết thỏa thuận khoản vay trung và dài hạn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, đặc biệt thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng cho các khoản vay mua nhà có giá trị thấp.
Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 3 chương trình đột phá, 3 công trình trọng điểm về giao thông, nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực với tư duy mới, tầm nhìn mới. Đến nay, việc triển khai, thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm có sự chuyển biến tích cực, tạo nền tảng đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ