Hàng không "xin" miễn, giảm loạt sắc thuế: Bộ Tài chính nói gì?

Tài chính Hậu Lộc
Một số hãng hàng không kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm nay, giảm thuế giá trị gia tăng xuống mức 5% và điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không từ mức 7% xuống 0%.

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 29/4, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, để kịp thời hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước nói chung, ngành hàng không nói riêng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, bộ này nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp ngành hàng không), tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, các giải pháp hỗ trợ đã được tiếp tục triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng.

Đối với ngành hàng không, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 nghị quyết quy định giảm 30 - 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Trong đó, mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng trong năm 2022 là 50%.

Hàng không
Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây đã tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không.

Năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không, bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Trong bối cảnh cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải bảo đảm nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung các giải pháp để hỗ trợ ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước.

Cũng theo Bộ Tài chính, hiện nay, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%. Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn (5%) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (ví dụ như theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc).

Bên cạnh đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng hiện đang được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng. Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Đặc biệt, riêng đối với thuế giá trị gia tăng, hiện nay, các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không.

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.
Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng VIB ký hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức tín dụng lên 450 triệu USD

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hoàn tất ký kết thỏa thuận khoản vay trung và dài hạn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, đặc biệt thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng cho các khoản vay mua nhà có giá trị thấp.
Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Hiệu quả từ 3 chương trình đột phá của tỉnh Long An

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 3 chương trình đột phá, 3 công trình trọng điểm về giao thông, nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực với tư duy mới, tầm nhìn mới. Đến nay, việc triển khai, thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm có sự chuyển biến tích cực, tạo nền tảng đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

SeABank được vinh danh ngân hàng tiêu biểu và tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ