Hà Nội chủ động đảm bảo hàng hóa trong mùa kinh doanh cuối năm

Tài chính Thường Duy
Chỉ còn 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để chủ động nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu của người dân, TP Hà Nội đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.

Tổng giá trị hàng hóa khoảng 39.000 tỷ đồng

Theo Kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 của TP Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hoá phục vụ Tết năm nay sẽ đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ tết năm 2021, kể cả trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đây là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm, là cơ hội để các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu; Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang nước rút chuẩn bị hàng hóa cho giai đoạn kinh doanh cao điểm này.

TP Hà Nội đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường dịp cuối năm
TP Hà Nội đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường dịp cuối năm

Để đảm bảo nguồn cung phục vụ cao điểm Tết, từ mấy tháng nay, Tông ty Bánh kẹo Hà Nội đã bắt đầu tăng tốc sản xuất, bổ sung thêm nguồn nhân lực để phục vụ thị trường.

Bà Vương Thị Hồng Gấm, Quản lý Công ty Bánh kẹo Hà Nội, cho biết: "Hiện chúng tôi sản xuất cả ngày lẫn đêm. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, chúng tôi sản xuất được trung bình 3 tấn bánh kẹo để chuẩn bị cho hàng hóa Tết năm 2022. Theo nhận định, sức tiêu thụ không bằng các năm trước nhưng đây là mặt hàng vẫn có sức tiêu thụ tăng cao trong mùa Tết".

Ông Trần Văn Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Mic Food, chia sẻ: "Chúng tôi chuẩn bị hàng cho Tết năm nay từ 6 tháng trước. Tết này sẽ có khoảng 400- 500 tấn cá sạch để phục vụ Tết cho bà con. Dịp Tết, sản lượng tiêu thụ thực phẩm này rất lớn. Công tác chuẩn bị đang được thực hiện chu đáo để vừa đảm bảo đủ hàng hóa và bình ổn giá cả trong dịp Tết".

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã xây dựng Kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với giá trị hàng hóa tương đương Tết Nguyên đán 2021. Ngoài nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của thành phố, doanh nghiệp đã chuẩn bị các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến mang thương hiệu Hapro. Đặc biệt, Hapro đẩy mạnh hoạt động bán hàng online thông qua thương mại điện tử, qua đó hạn chế tập trung đông người mua sắm, góp phần ngăn chặn dịch COVID-19.

Trong khi đó, lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 của hệ thống siêu thị Big C dự kiến tăng 5-7% so với kế hoạch Tết 2021, trong đó, tập trung vào nguồn hàng trong nước, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng truyền thống.

Theo nhận định, nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi. Các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm: Nông lâm sản, bánh mứt kẹo, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...

Để bảo đảm cân đối cung-cầu, ổn định thị trường hàng hóa, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch tìm kiếm, khai thác nguồn hàng của Hà Nội từ các tỉnh, thành phố, triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Tết; Tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

“Chúng tôi cũng tiếp tục duy trì, thực hiện phương án bảo đảm sản phẩm thiết yếu đã xây dựng, trong đó lượng hàng hóa ký kết tăng 2-3 lần so với ngày thường vừa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịp Tết, vừa để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19”- Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết.

Đảm bảo sản xuất, mua sắm an toàn

Trong bối cảnh dịch vẫn tiếp tục phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, kinh doanh, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, Sở Công thương đã có hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, Sở có hướng dẫn 4019/SCT-QLTM về kinh doanh thương mại dịch vụ an toàn lĩnh vực công thương của Sở Công thương; Hướng dẫn 4016/HD-SCT về quy trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hướng dẫn số 3733/HD-SCT quy trình đóng cửa, ngừng hoạt động và mở cửa trở lại đối với các điểm bán khi xuất hiện trường hợp F0 tại điểm bán trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Hà Nội chủ động đảm bảo hàng hóa trong mùa kinh doanh cuối năm

Theo Sở Công thương Hà Nội, vào mùa kinh doanh cuối năm này, hạt động phân phối hàng hóa sẽ được phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, không chỉ được thực hiện qua kênh bán hàng truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, tạp hóa... mà còn được tổ chức qua kênh đa phương tiện như website, hotline, app; Với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch, bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động, các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến.

Tiếp đến, chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Ngành Công thương cũng triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng phục vụ Tết theo các hình thức phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cũng như chỉ đạo của thành phố Hà Nội; Đẩy mạnh hỗ trợ triển khai các hoạt động liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố theo những hình thức phù hợp, thích ứng an toàn với dịch bệnh, để tạo nguồn cung hàng hóa ổn định phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân dịp cuối năm và Tết; Khuyến khích các đơn vị tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ Tết bằng các hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh...

“Chúng tôi đề nghị các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến cung-cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có thể mất cân đối cung-cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời tham mưu thành phố, Bộ Công thương có biện pháp xử lý.

Mặt khác, Sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về các chương trình, sự kiện, các điểm bán hàng, kênh bán hàng đa phương tiện…phục vụ Tết trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân trên địa bàn biết, tham gia mua sắm thuận tiện”- Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết.

Các doanh nghiệp đã chủ động có phương án cung ứng hàng hoá, các địa phương đã có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn và cũng đã có kế hoạch triển khai các chương trình bình ổn thị trường, Kỳ vọng trong mùa kinh doanh cuối năm nay, thị trường hàng hóa sẽ ít có biến động bất thường, đáp ứng nhu cầu của người dân và đặc biệt là đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh theo Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) tại thị trường trong nước.
Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,