Gọi vốn trong mùa dịch: Khó khăn nhưng "vẫn có cửa"

Khởi nghiệp Ánh Dương
Gọi vốn đầu tư với các dự án start-up ở Việt Nam đã rất vất vả. Giờ đây, với những tác động to lớn từ dịch bệnh, việc các công ty khởi nghiệp kêu gọi vốn để duy trì hoạt động, phát triển lại càng khó khăn hơn. Thách thức đặt ra khiến nhiều start-up đau đầu tìm ra giải pháp phù hợp.

Gọi vốn thành công - "bài toán mở" rất khó

Theo số liệu của Văn phòng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái hiện có khoảng gần 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội. Quỹ nội và quỹ ngoại đang có xu hướng kết hợp nguồn lực với nhau để cùng đầu tư cho start-up Việt.

Cơ hội vẫn có nhưng không phải start-up nào cũng biết cách chớp lấy thời cơ để gọi vốn thành công. Trước thời điểm đại dịch, tại hội thảo “Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo”, các chuyên gia nhận định, có đến 80% công ty khởi nghiệp tại Việt Nam thất bại do không đủ nguồn vốn để sống sót.

Gọi vốn trong mùa dịch: Khó khăn nhưng
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech, nhà sáng lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Next100 chia sẻ về khó khăn trong việc gọi vốn của start-up Việt

Với các quỹ đầu tư ngoại, start-up Việt gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn do vẫn tồn tại trở ngại về tiếng Anh. Khi không có sự giao tiếp căn bản đủ để hai bên thấu hiểu nhau, việc các nhà đầu tư ngoại xuống tiền thực sự khó khăn.

Đặt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, nếu các start-up cạn tiền sẽ càng khó huy động vốn từ nước ngoài. Các quỹ đầu tư ngoại có tâm lý e ngại xuống tiền khi không có bất cứ cuộc gặp trực tiếp nào diễn ra trước đó. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech, nhà sáng lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Next100 thì không ai đủ tự tin để rót tiền khi chỉ tiếp xúc online .

Nhà đầu tư Việt Nam am hiểu thị trường, khách hàng và hệ sinh thái hơn so với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh nguồn vốn trong nước giữa các start-up lại quá cao do hạn chế về nguồn quỹ. Người Việt không có thói quen mạo hiểm nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này.

Một lý do khác khiến việc gọi vốn trở thành thách thức với start-up Việt là do vấn đề tầm nhìn và khả năng của nhà sáng lập. Các start-up Việt mặc dù có ý tưởng rất tốt ở giai đoạn đầu, tuy nhiên đến giai đoạn hợp tác lại nảy sinh ra nhiều vấn đề với nhà đầu tư.

Đa phần start-up thiếu khả năng quản trị, thiếu tính thực tế trong môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các start-up “quá lạc quan” vào thị trường dẫn đến việc đối thủ sao chép, biến tấu ý tưởng. Nhìn nhận thực tế, Chủ tịch Quỹ đầu tư BestB Capital Phạm Anh Cường cho rằng, start-up Việt muốn hút được vốn đầu tư thì bản thân cần thay đổi và nhanh nhạy hơn trong mối quan hệ với nhà đầu tư.

Kinh nghiệm gọi vốn trong mùa dịch

Dù khó khăn do dịch bệnh nhưng rất nhiều start-up Việt vẫn thành công trong việc gọi vốn hàng triệu USD. Thay vì ngồi không lo lắng, họ đưa ra thông điệp truyền thông, sản phẩm mới phù hợp để giải quyết những bài toán khác của thị trường. Các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng cung cấp nguồn vốn và kiến thức cho start-up nếu họ chứng minh được giá trị của mình.

Gọi vốn thành công hơn 25 triệu USD trong mùa dịch, CEO & Founder Got It Trần Việt Hùng cho rằng, để huy động vốn thành công, các start-up phải trả lời được 3 câu hỏi: Sản phẩm có “gãi đúng chỗ ngứa” của người dùng không? Thị trường có màu mỡ hay không? Có đội ngũ để đi đường dài không? Nhà đầu đầu tư cũng chỉ quan tâm đến 3 yếu tố trên để quyết định việc rót tiền vào dự án start-up.

CEO & Founder Got It Trần Việt Hùng gọi vốn thành công trong bối cảnh Covid-19 tác động
CEO & Founder Got It Trần Việt Hùng gọi vốn thành công trong bối cảnh Covid-19 tác động

Với trường hợp của Công ty Cổ phần Thanh toán G, sản phẩm ví điện tử Gpay của công ty này nhận được khoản đầu tư ở vòng gọi vốn thứ nhất từ Tập đoàn tài chính KB Hàn Quốc với định giá 425 tỷ đồng ngay trong mùa dịch. Theo nhà đồng sáng lập - Tổng Giám đốc G Nguyễn Thuần Chất, việc gọi vốn thành công là do Gpay đã có sẵn hệ sinh thái, mô hình, kết quả kinh doanh thuyết phục và có chiến lược rõ ràng.

Tuy nhiên, điều quyết định để nhà đầu tư xuống tiền là sản phẩm phát triển của công ty G có thể giải quyết bài toán hiện tại của thị trường. “Thời điểm Gpay ra mắt đã đánh đúng vào nhu cầu giao dịch điện tử, giải quyết được vấn đề của xã hội”, ông Chất chia sẻ.

Nhận vốn đầu tư từ quỹ Next100 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ông Lê Anh Tiến - CEO Chatbot Việt Nam cũng đưa ra lời khuyên cho các startup: “Các start-up nếu tin tưởng vào mô hình doanh nghiệp phát triển tốt có thể lựa chọn kênh huy động vốn cá nhân hoặc vay từ chính phủ, ngân hàng. Nếu vẫn chưa định hướng sản phẩm ra thị trường, thu tiền của khách như thế nào thì không nên tiếp tục mà phải tìm kiếm hướng đi mới”.

Tương tự, với trường hợp của ông Trần Trung Hiếu - CEO TopCV Việt Nam cho rằng, các start-up hiện nay chỉ có thể tiếp xúc với các nhà đầu tư qua online nhưng đây sẽ là tiền đề cho những lần rót tiền trong tương lai không xa nếu doanh nghiệp đủ khả năng. Do vậy, các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp cần có chiến lược tiếp cận càng nhiều nhà đầu tư càng tốt.

Song song với đó, CEO của TopCV cũng đưa ra lời khuyên cho các start-up nếu muốn có nguồn vốn gấp. Cụ thể, các start-up nếu cần vốn trong tình hình hiện tại cần chấp nhận các định giá thấp và tiêu chí đầu tư thấp hơn so với kỳ vọng để nhanh chóng giữ vững hoạt động kinh doanh.

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Chị Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group - người đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ấn tượng của OCG với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, có hơn 200.000 khách hàng cùng hơn 300.000 cửa hàng được tạo, thu về hơn 800 triệu đô la Mỹ với số lượng đơn hàng đặt thành công đạt gần 16 triệu đơn và ghi dấu ấn hệ sinh thái Shopbase đến 195 quốc gia. Với chị Phương Anh, may mắn là phản ứng khi nỗ lực gặp cơ hội và cách mà OCG nắm bắt điều đó đã được Co-founder & CRO OpenCommerce chia sẻ tại Founder’s Friday.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,