Giá gas leo thang, người dân “méo mặt”

Tài chính Hậu Lộc
Không chỉ giá xăng dầu, giá gas cũng vừa tăng cao khiến người dân lại lo chồng thêm lo.

Giá gas tăng vọt vì đâu?

Chưa hết ngao ngán vì giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất 7 năm qua, từ đầu tháng 11/2021, người dân lại thêm lần nữa than phiền do giá gas cũng leo thang.

Cụ thể, từ ngày 1/11, giá gas tăng 17.000 đồng/bình 12kg. Hiện tại, gas Petrolimex có giá 474.000 đồng/bình 12kg, Saigon Petro là 478.500 đồng/bình 12kg. Giá gas của Vimexco, City Petro, Pacific có giá 501.000 đồng/bình 12kg.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, mức tăng "nóng" của giá gas đã được dự báo trước, nguyên nhân bởi giá khí đốt ở châu Âu tăng kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng, đặc biệt là khủng hoảng năng lượng.

Đồng thời, nhiều nước trên thế giới đã công bố Hiệp định “No New Coal Power Compact” (nói không với điện than), khiến cho giá LPG thế giới không ngừng leo thang, kéo theo giá gas trong nước tăng mạnh.

Lý giải nguyên nhân giá trong nước tăng, chủ cửa hàng kinh doanh gas ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, hiện giá gas nhập khẩu tăng cao dẫn đến thị trường trong nước cũng tăng theo, các đơn vị kinh doanh buộc phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ.

Giá gas tăng cao trong thời gian qua
Giá gas tăng cao trong thời gian qua

"Mặc dù tăng giá gas thời điểm này là không mong muốn nhưng khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt tăng cao khiến các đơn vị nhập khẩu cũng tăng mạnh giá phân phối", vị này cho hay.

Trao đổi với báo chí, đại diện Bộ Công thương thừa nhận, giá gas thế giới và trong nước thời gian qua đã tăng rất cao.

Với việc tăng thêm 17.000 đồng/bình 12kg do giá gas thế giới nhập khẩu theo hợp đồng tháng 11 lên mức 850 USD/tấn, tăng 52,5 USD/tấn so với tháng 10, gas trong nước đã đạt kỷ lục tăng giá 9 lần liên tiếp trong năm 2021 với tổng mức tăng 164.000 đồng/bình 12kg.

Theo vị này, tính đến nay, giá gas thành phẩm tương đương với mức giá xăng dầu tăng ở ngưỡng khoảng 180 USD/thùng. Việc giá gas liên tục tăng do tác động rất lớn của giá thế giới; bị gián đoạn nguồn cung sản phẩm cùng với chi phí logistics bị đẩy lên rất cao, tăng 5-6 lần so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 xuất hiện.

Người dân thêm gánh nặng

Trước việc giá gas tăng vọt, nhiều người tiêu dùng bày tỏ lo lắng trong bối cảnh vừa phải đối mặt với dịch bệnh vừa phải chịu áp lực giá cả leo thang, nhiều người còn cho biết có thể sẽ tạm chuyển dùng gas sang dùng điện.

Cơ quan hữu quan cần tăng cường tổ chức kiểm tra các đơn vị kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng gas, vi phạm về giá bán để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Cơ quan hữu quan cần tăng cường tổ chức kiểm tra các đơn vị kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng gas, vi phạm về giá bán để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

"Việc tăng giá gas ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng tôi. Giá xăng dầu tăng đã đủ khốn khổ, giờ gas cũng đội giá như vậy thì sao chịu nổi. Có lẽ phải chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện", chị N.T.H, trú tại Thanh Trì (Hà Nội) chia sẻ.

Người dân đã khổ, chủ các nhà hàng, quán ăn còn túng quẫn hơn, bởi họ không thể sử dụng bếp điện mà phải dùng bếp gas để nấu nướng vì nhiều món ăn đòi hỏi phải dùng lửa để xào nấu. Mặt khác, do nhà hàng có tính chất quy mô lớn nên nếu dùng điện cũng không thể cung ứng đủ nên họ phải "méo mặt" chấp nhận sử dụng bếp gas.

"Dịch bệnh phải đóng cửa mấy tháng, nay mới nới lỏng được ít hôm thì hết giá xăng dầu tăng giờ gas lại đội giá. Mở cửa hàng hết công suất thì chưa được mà cũng chẳng dám mở vì lượng khách cũng chưa nhiều, bán thì chưa bán được trong khi chí phí đầu vào tăng quá cao từ gas đến thực phẩm", anh N.V.K, chủ quán ăn ở Thanh Trì (Hà Nội) chia sẻ.

Cũng theo người này, trung bình mỗi tháng quán sử dụng 8-10 bình gas nhưng giờ giá lên cao, chưa kể giá nhiều nguyên liệu đầu vào cũng tăng giá. Giờ mỗi tháng phải trả bù thêm 30-40% chi phí đầu vào, trong khi đó quán lại không thể tăng giá vì lo ngại mất khách.

Trong bối cảnh đó, nhiều dân bày tỏ mong muốn bên cạnh việc có giải pháp kiềm chế giá gas, góp phần giảm sức ép cho người tiêu dùng trong thời điểm khó khăn này, cơ quan hữu quan cần tăng cường tổ chức kiểm tra các đơn vị kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng gas, vi phạm về giá bán để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh theo Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) tại thị trường trong nước.
Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Giải bài toán chi phí khi bắt đầu năm học mới

Khai giảng năm học mới là thời điểm mà các gia đình thường xuyên “đau đầu” với những khoản chi phí, từ quần áo đồng phục, đồ dùng học tập cho tới sách giáo khoa hay các khoản tiền học, phụ phí đóng góp thêm… Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm ra “bí kíp” chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tài chính cho gia đình.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,