Giá dầu giảm sâu xuống 30 USD/thùng, PVN giảm khoảng 2,35 tỷ USD

Kinh tế
Ước tính của Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công thương) cho thấy, giá dầu khí giảm sâu có thể khiến doanh thu bán dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giảm khoảng 2,35 tỷ USD và nộp ngân sách Nhà nước cũng sụt giảm mạnh, trong khi nguồn thu từ bán dầu thô chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.
  • Giá dầu giảm vì Covid-19
  • 8 tháng đầu năm, PVN nộp ngân sách vượt kế hoạch bất chấp giá dầu giảm
  • Xăng giữ giá, dầu giảm nhẹ
  • PVN hụt thu hơn 100.000 tỷ đồng do giá dầu giảm
  • Giá dầu giảm mạnh nhất trong 6 tuần qua
  • Doanh thu và lợi nhuận PVN giảm mạnh vì giá dầu giảm

Báo cáo về việc giá dầu giảm mạnh tại cuộc họp chiều 20/3 của Bộ Công thương, ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than (Bộ Công thương) cho biết, giá dầu thô trung bình tháng 1/2020 (tương đương với giá dầu Brent- chuẩn mực giá toàn cầu hàng đầu đối với dầu thô) là 55,8 Usd/thùng, giá ngày 20/3/2020 là 29 USD/thùng.Giá dầu WTI (giá được giao dịch trên bảng điện tử của sàn giao dịch hàng hóa New York) tại 2 thời điểm này là 51,1 USD/thùng và 26,3 USD/thùng. Với giá dầu Brent hiện tại (nhưng giao trong tháng 4-5/2020), giá dầu của Việt Nam sẽ thấp hơn mức giá kế hoạch khoảng 30 USD/thùng.

Theo tính toán của PVN, trong trường hợp giá dầu trung bình cả năm giảm xuống còn 30 USD/thùng so với mức giá dầu được Quốc hội thông qua, doanh thu bán dầu của PVN giảm khoảng 2,35 tỷ USD. Theo đó thì nộp ngân sách Nhà nước từ dầu thô giảm cũng khoảng 800 triệu USD.

Giá dầu giảm sâu xuống 30 USD/thùng, PVN giảm khoảng 2,35 tỷ USD
Bộ Công thương họp với các đơn vị về tác động của giá dầu giảm sâu và EU đóng cửa biên giới do dịch COVI-19

Về khai thác khí, hầu hết các nguồn khí đang khai thác tại Việt Nam có sản lượng và giá khí xác định theo từng mỏ, đã được ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn nên ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Đối với những mỏ khí có giá neo theo giá dầu thô, doanh thu sụt giảm.

Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu, ông Nguyễn Việt Sơn cho rằng, hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu sẽ chịu tác động kép, bởi lẽ giá dầu giảm sâu làm giá sản phẩm xăng dầu giảm sâu và nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên 30% do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hiện tại, lượng tồn kho xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn ở mức rất cao, khoảng 70-80% và có thể tăng trong những ngày tới. Do yếu tố tồn kho và khoảng cách chênh lệch giữa giá sản phẩm với giá dầu thô thấp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tháng 2-2020 lỗ 313 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng lỗ 228 tỷ đồng.Tương tự, hoạt động dịch vụ cũng bị ảnh hưởng do thủ tục xin visa bị siết chặt bởi cả 2 phía, gây khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí hơn so với trước đây.

Dịch COVID-19 khiến giá dầu giảm làm ảnh hưởng đến giá cung cấp các giàn khoan khi tái ký hợp đồng, bên sử dụng sẽ yêu cầu đàm phán lại giá. Các giàn khoan hiện đang cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài, nếu dịch bệnh kéo dài, các cửa khẩu đóng cửa, ngừng các chuyến bay quốc tế… sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các hợp đồng cung cấp dịch vụ và giá cho thuê giàn. Việc vận chuyển dầu cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, Đại diện Vụ Dầu khí và Than cho rằng, không nên dừng sản xuất vì dừng sẽ gây thiệt hại lớn hơn.

“Hiện nay, chưa có nhà thầu dầu khí nào đề xuất dừng vận hành khai thác. Trong dài hạn, ngành cần rà soát đánh giá cụ thể từng mỏ xem mỏ nào tiếp tục khai thác, đảm bảo hiệu quả thì duy trì, còn mỏ nào không có khả năng vẫn phải xem xét khả năng đóng mỏ. Ngoài ra, toàn ngành phải rà soát một số mỏ có khả năng khai thác tốt để cân đối, bù đắp cho mỏ có giá dầu cao, từ đó bù đắp cho tổng sản lượng, đáp ứng được tăng trưởng của ngành nói riêng và tăng trưởng GDP của đất nước nói chung,” ông Nguyễn Việt Sơn nói.

Vụ Dầu khí và Than cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các bên liên quan sớm giải tỏa tiền gửi của BSR tại Oceanbank để BSR thanh toán dầu thô, trả nợ vay và các chi phí khác khi mà công tác tiêu thụ sản phẩm của BSR đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến dòng tiền; Bộ Tài chính cho phép giãn thời gian nộp thuế và được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để bổ sung nguồn vốn lưu động bị thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giá dầu giảm mạnh; Cho phép đưa một lượng dầu thô và sản phẩm tồn kho của BSR vào dự trữ quốc gia như BSR.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng, với mức 30 USD/thùng thì không mỏ dầu nào chịu được và cần phải xây dựng kịch bản cụ thể cho ngành này. Đồng thời cần có các biện pháp làm sao hài hoà lợi ích cả cả nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá xem lợi ích việc giảm giá dầu là gì, có thể tận dụng như thế nào để đem lại tác động tích cự cho nền kinh tế như việc xăng dầu giảm sẽ khiến chi phí vận tải giảm…

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, dù giá dầu giảm không liên quan trực tiếp đến COVID-19 nhưng “cuộc chiến” giá dầu giảm từ 60 USD/thùng xuống dưới 30 thực sự gây khó khăn. Do vậy, Vụ Dầu khí và Than cần sớm nghiên cứu, đánh giá để báo cáo Chính phủ để không ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ngành dầu khí.

Lưu Hiệp

cand.com.vn/Thi-truong/Gia-dau-giam-sau-xuong-30-USD-thung-PVN-giam-khoang-2-35-ty-USD-586708/
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,