Dù tác động bởi dịch Covid-19, kinh tế Hà Nội tiếp tục khởi sắc

Trong nước Lam Dương
Dự hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn và lãnh đạo một số Sở, ban, ngành thành phố.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị

GRDP 6 tháng năm 2021 ước tăng 5,91%

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, mặc dù chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Thủ đô thời gian qua vẫn duy trì tăng trưởng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 5,91%, cao hơn 6 tháng đầu năm 2020 (3,39%). Tổng thu ngân sách 6 tháng ước đạt 124.854 tỷ đồng (đạt 53% dự toán Trung ương giao, đạt 49,7% dự toán thành phố giao), bằng 107,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 đạt 1,37 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 5 và giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2020; Đưa kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 7,164 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng mừng là đa số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ…

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 694,26 triệu USD, trong đó có 171 dự án mới với số vốn 96,05 triệu USD; 78 dự án bổ sung vốn với 447,7 triệu USD. Thu hút đầu tư trong nước, ngoài ngân sách đạt 7.105 tỷ đồng. Trên địa bàn thành phố có 13.125 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 165.730 tỷ đồng (tăng 4% về số lượng doanh nghiệp và giảm 7% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước)…

Cùng với đó, ước tính 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2020 tăng 3,3%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 289.652 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 197.535 tỷ đồng, tăng 9,5%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng ước tăng 1,02-1,07% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,68%; Cùng kỳ năm 2019 tăng 4,07%).

Ngoài ra, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung ổn định; Bệnh dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát…

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư

Những tháng cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; Giá cả một số mặt hàng đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng sẽ là những lực cản cho phục hồi tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Vì thế, để hoàn thành nhiệm vụ, thành phố tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư; Đẩy nhanh giải ngân, nhất là vốn đầu tư công; Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; Điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả.

Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; Đơn giản hóa, cắt giảm triệt để thời gian phê duyệt các thủ tục nhằm giảm thời giờ, chi phí cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính liên thông, rút gọn đầu mối, rút ngắn thời gian tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ; Bảo đảm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu nhanh hơn.

UBND thành phố cũng rà soát cụ thể, chi tiết từng dự án đầu tư công, xác định khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng thời, thành phố đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu; Tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư. Thành phố cũng thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành ngân sách năm 2021 theo hướng chủ động, tích cực, bảo đảm an sinh xã hội và cân đối ngân sách…

Bên cạnh đó, thành phố tăng cường nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý Nhà nước về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường; Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; Bảo đảm an sinh xã hội và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phát huy vai trò của các cơ quan giám sát trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Đảm bảo tổ chức thành công, an toàn cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đánh giá, thành phố đã thực hiện nghiêm công tác chống dịch theo hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế; Tuy dịch bệnh phức tạp nhưng thành phố không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Tình hình sản xuất, kinh doanh có khởi sắc. Thành phố đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.

Về nhiệm vụ sắp tới, đồng chí Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, thành phố quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập và tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn giao Sở Y tế chủ động tham mưu và hướng dẫn các quận, huyện thị xã bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin cho đúng đối tượng; Tăng cường quản lý hoạt động tiêm chủng, theo dõi sát tình hình, kịp thời xử lý tai biến sau tiêm chủng; Rà soát nhân lực, vật tư, trang thiết bị để xây dựng chiến dịch tiêm chủng của TP chặt chẽ từng khâu, đúng quy trình và bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Hà Nội đẩy mạnh xét nghiệm ngẫu nhiên cho hành khách từ Tân Sơn Nhất về Nội Bài, khai báo y tế 24 giờ sau khi về thành phố; Giám sát chặt chẽ quy trình trong khu điều trị, khu cách ly...

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Sở Y tế và các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án tổng thể, chi tiết hiệu quả bảo đảm bảo tổ chức thành công, an toàn cao nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về phát triển kinh tế, giải ngân đầu tư công, đồng chí Lê Hồng Sơn đề nghị các đơn vị phấn đấu để đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm 2021. Trong đó, các đơn vị đặc biệt chú trọng phát triển các lĩnh vực tiềm năng như: Công nghiệp chế biến, chế tạo... quản lý điều hành ngân sách hiệu quả theo dự toán thành phố giao, tập trung ngân sách cho lĩnh vực thiết yếu...

Bên cạnh đó, Hà Nội đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch; Hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch tái cơ cấu do ảnh hưởng của dịch; Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của Hà Nội đến các tỉnh thành phố; Khởi công các cụm công nghiệp theo đúng tiến độ.

Nhấn mạnh năm 2021 là năm bắt đầu nhiệm kỳ mới, việc rà soát, hoàn thiện thể chế cần thực hiện, vì vậy, đồng chí Lê Hồng Sơn đề nghị Sở Tư pháp rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất bổ sung ban hành văn bản mới. Căn cứ yêu cầu thực tiễn đề xuất chương trình xây dựng văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý phát triển một cách bền vững; Đôn đốc theo dõi việc tổ chức thực thi pháp luật trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã cần rà soát quy trình, quy chế, phân công phân nhiệm rõ ràng, bảo đảm hiệu quả công việc. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở, ngành liên quan hoàn chỉnh bổ sung phân cấp ủy quyền giữa thành phố và sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

Văn phòng UBND TP chủ trì rà soát thủ tục hành chính có liên quan sản xuất, kinh doanh để tham mưu ban hành các quyết định về rút ngắn thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực; Ban hành quy chế hệ thống quản lý văn bản, trao đổi văn bản điện tử, kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia.

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Thông báo số 1440-TB/TU kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của các sở, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,