Cú hích giúp start-up du lịch “chuyển mình” mạnh mẽ trong đại dịch

Khởi nghiệp
Du lịch là một trong những ngành nghề tổn thất nặng nề nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Nhiều start-up về du lịch đứng trước những lựa chọn hoặc phá sản hoặc “chuyển mình” mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn.

Du lịch phải “ngủ đông” qua mùa cao điểm

Những năm trước, ngành Du lịch Việt Nam kỳ vọng đón chào lượng khách du lịch quốc tế rất lớn với sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng.

Tuy nhiên, trải qua một năm rưỡi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch Việt Nam đã buộc phải “ngủ đông” ngay trong mùa hè cao điểm du lịch.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực du lịch tìm hướng đi mới, chuyển đổi số để vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19
Các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực du lịch tìm hướng đi mới, chuyển đổi số để vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19

Những khó khăn chồng chất đã buộc ngành Du lịch phải chuyển hướng tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa, nhờ đó trở thành giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp lữ hành tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh.

Tuy nhiên, đứng trước những đợt giãn cách xã hội và dịch bệnh Covid-19 có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, các doanh nghiệp ngành Du lịch, lữ hành điêu đứng, nhiều đơn vị ngừng hoạt động, các khách sạn phải đóng cửa. Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh thu du lịch lữ hành bị giảm sút nhiều gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Trải qua 3 đợt dịch, tưởng chừng dịch bệnh trong nước đã có thể ổn định phần nào, chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của cả ngành du lịch Việt Nam chưa được bao lâu, làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 4 ập đến đã khiến các doanh nghiệp điêu đứng, nhiều doanh nghiệp lữ hành thiệt hại rất nặng nề, do đã có sự đầu tư rất lớn vào công tác marketing, quảng cáo, chi phí nhân sự... trước đó.

Đặc biệt là những dự án khởi nghiệp hay các công ty vừa và nhỏ (SME), hạn chế về thị trường, không có doanh thu, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến niềm tin của các nhà đầu tư và tinh thần khởi nghiệp cũng lung lay.

Biến thách thức thành cơ hội

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh song nhìn ở khía cạnh lạc quan hơn, dịch Covid-19 có thể là một “cú hích” đặt ngành công nghiệp không khói vào thế buộc phải chuyển mình, thậm chí thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng với các tác động; Tăng tốc chuyển đổi số, cơ cấu lại guồng máy hoạt động…

Thay vì các cuộc hội thảo kết nối cung cầu cho thị trường khởi nghiệp, Vietnam Tourism Startup 2021 đã chuyển sang hình thức trực tuyến
Thay vì các cuộc hội thảo kết nối cung cầu cho thị trường khởi nghiệp, Vietnam Tourism Startup 2021 đã chuyển sang hình thức trực tuyến

Cơ hội vẫn có với những công ty có tư duy dài hạn, mạnh dạn thay đổi mô hình kinh doanh và chuyển đổi số.

Trong hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch cả nước nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp của Hà Nội xác định cùng chia sẻ, hợp lực ứng phó dịch Covid-19, thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2020, Hà Nội vừa đoạt giải thưởng Choice Adwards 2020 (giải thưởng do du khách bình chọn) của chuyên trang đánh giá du lịch và đặt phòng trực tuyến nổi tiếng thế giới TripAdvisor (Mỹ).

Theo bình chọn, Hà Nội đứng vị trí 15 trong số 25 điểm đến nổi tiếng thế giới. Trong đó, du khách quốc tế đặc biệt ấn tượng khi được trải nghiệm khu phố cổ và ẩm thực Thủ đô.

Do đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần có sự đầu tư chuyên sâu để đẩy mạnh khai thác những giá trị khác biệt và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc.

Trên nền tảng đã có, các doanh nghiệp phải đặc trưng hóa các sản phẩm, sao cho vừa bảo đảm chất lượng, vừa có tính cạnh tranh để không những tăng được lượng khách nội địa mà còn thu hút đông đảo lượng khách quốc tế.

Để bảo đảm môi trường du lịch an toàn trong mọi thời điểm, việc phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng và dịch bệnh nói chung của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch cần trở thành việc làm thường xuyên, bài bản thay vì chỉ khi có dịch.

Ông Nguyễn Quyết Tâm, Giám đốc Công ty VietISO nhận định: "Vì đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp du lịch sau nhiều năm hoạt động lại quay về vạch xuất phát vì không có thị trường, trong khi khách hàng lại là “trái tim” của mỗi doanh nghiệp. Các công ty lâu năm đang đứng trước áp lực lớn, đòi hỏi sự đổi mới để cạnh tranh với các công ty mới, vốn đang chuẩn bị rất tốt về công nghệ và dữ liệu thị trường".

Các dự án khởi nghiệp du lịch cũng đang gặp phải những "lực cản" không nhỏ. Nhiều start-up công nghệ đã có giải pháp du lịch thông minh nhưng hạn chế về thị trường và khả năng thu hút các nguồn lực để phát triển.

Các dự án ẩm thực sở hữu nhiều giá trị văn hóa và tri thức, nhưng chưa thể thương mại hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp phát triển điểm đến du lịch tại địa phương, dù có các sản phẩm trải nghiệm nhưng thiếu mô hình kinh doanh sáng tạo, thiếu năng lực vận hành và phát triển thị trường…

Để tháo gỡ khó khăn, hiện nay chương trình tăng tốc khởi nghiệp du lịch - dịch vụ Vietnam Tourism Startup (VTS) là một trong những "bệ phóng" để các start-up và SME giải quyết các vấn đề về vận hành, chiến lược, mô hình kinh doanh, phát triển thị trường.

Năm 2021, VTS tiếp tục được diễn ra từ tháng 7/2021 đến tháng 5/2022; Bao gồm lộ trình 4 tháng phát triển năng lực hành động, vận hành doanh nghiệp, phát triển thị trường (tháng 7 - 10/2021) và 6 tháng còn lại để kết nối nguồn lực, gọi vốn đầu tư.

VTS 2021 được triển khai trên toàn Việt Nam, ưu tiên cho các start-up và doanh nghiệp tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, miền Trung và các thành phố du lịch lớn.

Ngoài cơ hội kết nối vào hệ sinh thái khởi nghiệp du lịch, dịch vụ, các start-up và SME sẽ được cung cấp không gian làm việc miễn phí; Tham gia trưng bày, truyền thông tại Techfest Việt Nam; Nhận được tài trợ, hỗ trợ về dịch vụ vận hành doanh nghiệp, lưu trữ đám mây; Tiếp cận với các chương trình tài trợ vốn khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện hành.

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group: Hãy tự tạo ra may mắn của chính mình

Chị Hà Phương Anh, Co-founder & CRO OpenCommerce Group - người đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ấn tượng của OCG với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, có hơn 200.000 khách hàng cùng hơn 300.000 cửa hàng được tạo, thu về hơn 800 triệu đô la Mỹ với số lượng đơn hàng đặt thành công đạt gần 16 triệu đơn và ghi dấu ấn hệ sinh thái Shopbase đến 195 quốc gia. Với chị Phương Anh, may mắn là phản ứng khi nỗ lực gặp cơ hội và cách mà OCG nắm bắt điều đó đã được Co-founder & CRO OpenCommerce chia sẻ tại Founder’s Friday.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,