Chuyên gia lạc quan về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Khởi nghiệp Hương Ly
(KNT) - Không thể phủ nhận sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua là rất đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều dư địa để có thể phát triển hơn nữa.
0808-z2185395635777-7ce438077bdde851d7c3cd8f9083f16b
Buổi livestream talkshow lần 2 về khởi nghiệp diễn ra vào ngày 18/11 tại Thành Đoàn Hà Nội

Buổi talshow lần thứ 2 vào ngày 18/11 được livestream trên các kênh Mạng xã hội của Trung ương Đoàn, TW Hội Liên hiệp thanh niên, Thành đoàn Hà Nội... với chủ đề “Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” với sự góp mặt của 3 vị diễn giả hàng đầu đã mang lại cho người xem những góc nhìn khác nhau về start-up. 3 vị khách mời này là ông Hùng Trần (nhà sáng lập công ty GotIt), bà Kim Ngọc Thanh Nga (đại diện trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia), ông Hàn Ngọc Tuấn Linh (Giám đốc quỹ đầu từ VSV Capital).

Trong buổi giao lưu trực tuyến, các vị khách mời đã lần lượt chia sẻ những quan điểm, góc nhìn của mình về hệ sinh thái khởi nghiệp; bàn về những thực trạng, thiếu sót trong hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta; đồng thời cũng bàn về những giải pháp làm thế nào để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (đổi mới sáng tạo) của Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta hiện nay

Theo ông Trần Việt Hùng, bàn về thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp, dưới góc nhìn của một nhà khởi nghiệp trẻ nhiều kinh nghiệm, ông nhận xét rằng Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm công nghệ "hoành tráng" nào đi vượt ra ngoài biên giới và sánh ngang tầm quốc tế. Ông cho rằng "Muốn giàu, muốn có kinh tế mạnh thì phải bán cái gì đó thật đắt". So trong các nhóm sản phẩm thì sản phẩm công nghệ bán được nhiều tiền nhất.

Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực có quá nhiều người đổ xô vào để kinh doanh. Từ đó, một sản phẩm có thể đang tốt sẽ biến thành cạnh tranh nhau, ví dụ như ví điện tử. Theo ông, muốn phát triển một sản phẩm nên xác định tầm nhìn hướng đến khu vực và thế giới. Vì làm sản phẩm công nghệ, xác suất thất bại sẽ cao, nhưng nếu đi ra một nơi thoáng hơn, rộng rãi hơn, xác suất thành công sẽ tăng lên.

Sản phẩm Việt Nam muốn vươn ra quốc tế cũng rất vất vả. Môi trường pháp lý của Việt Nam dành cho khởi nghiệp, dành cho những câu chuyện đầu tư mạo hiểm đang còn rất mới mẻ, sơ khai, và nhiều quy định cũng chưa tạo điều kiện cho việc đầu tư khởi nghiệp hoặc nhận đầu tư từ các quỹ đầu tư. Hay có nhiều Start-ups nói rằng nếu họ thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam thì thời gian họ nhận được tiền đầu tư của nhà đầu tư mất khoảng 6 tháng, thay vào đó ở Singapore mất chỉ 2 tuần. Theo bà Kim Ngọc Thanh Nga, đây là một thực tế rất đáng quan ngại và là khoảng cách rất lớn giữa môi trường đầu tư khởi nghiệp giữa 2 quốc gia trong một khu vực địa lý gần kề nhau. Vì thế, có thể nói thị trường đầu tư hay hệ sinh thái khởi nghiệp của nước ta nói chung so với khu vực vẫn còn non trẻ ở góc độ thể chế hay quy định chính sách.

So với tình hình năm 2013 - 2014 thì thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vài năm trở lại đây tốt hơn rất nhiều. Trong Luật đã tách bạch ra giữa việc khởi nghiệp ĐMST, cũng như đầu tư mạo hiểm cũng được định nghĩa thông qua nghị định 38/2018/NĐ-CP. Vì vậy, ông Hàn Ngọc Tuấn Linh cho biết, bây giờ đã có ngành nghề kinh doanh đầu tư cho khởi nghiệp, mọi người sẽ biết được kinh doanh đầu tư theo mô hình nào, hay theo nghị định nào thay vì khoảng vài năm về trước người ta vẫn coi doanh đầu tư mạo hiểm như một lĩnh vực đầu tư tài chính thông thường.

Không thể phủ nhận rằng sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa rồi là rất đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều dư địa để có thể phát triển hơn nữa. Và một trong số đó xuất phát từ chính sách hay định hướng, hay cơ chế chính sách của bộ Kế hoạch & Đầu tư, bộ Khoa học & Công nghệ hoặc những bộ có liên quan.

Giải pháp hoàn thiện cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Về giải pháp hoàn thiện cho hệ sinh thái khởi nghiệp, vấn đề đặt ra cho các diễn giả là nếu có thể thay đổi một định hướng một chính sách nào đó, các anh chị đưa ra những lời khuyên thế nào cho Chính phủ?

Đứng dưới góc độ một start-up dày dặn kinh nghiệm, theo ông Trần Việt Hùng, thay đổi để giúp người khởi nghiệp có thể bước đi tốt hơn là phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trong nghành công nghệ. Bởi ông cho rằng để làm ra sản phẩm có giá trị cao thì cần phải có những kỹ năng đặc biệt hoặc được đào tạo một cách bài bản. Tuy nhiên, hiện tại, nước ta chưa có nhiều kỹ sư hay những nhà quản lý sản phẩm giỏi để có thể làm được các sản phẩm ở mức toàn cầu. Thậm chí là các sản phẩm trong nước cũng chưa làm được những sản phẩm có tiêu chuẩn cao. Nhiều start-ups công nghệ đơn thuần chỉ mang tính chất sao chép những sản phẩm đã thành công ở nước ngoài. Mà làm như thế, rất khó để có thể đi xa được. Vì vậy, ông Hùng nhấn mạnh "Phải thật sự nghiêm túc trong quản lý chất lượng đầu ra hay đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ. Nếu không có lực lượng đó thì rất khó đi được xa, rất khó để bền vững."

1849-hung-tran-founder-got-it
Ông Trần Việt Hùng (nhà sáng lập công ty GotIt). (Ảnh: Sưu tàm)

Về phía bà Kim Ngọc Thanh Nga, đối với vấn đề này, bà đề xuất "Chính phủ cần có những cơ chế cho phép thử nghiệm". Nếu như chúng ta đã tạo ra những cơ chế mà vận hành nhiều năm rồi, ở nhiều lĩnh vực đang đúng nhưng áp dụng cho ĐMST không còn đúng nữa. Thì chúng ta phải chấp nhận thay đổi cơ chế đó. Vì vậy nên cho khởi nghiệp một không gian thử nghiệm tốt nhất để có thể thử nghiệm những chính sách mới, cơ chế tài chính mới cho khoa học công nghệ, hoặc những cơ chế đầu tư mới cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ví dụ bây giờ ta có thể tạo một "luồng xanh" cho các nhà đầu tư nước ngoài, để khi họ đầu tư vào các doanh nghiệp khoa học công nghệ thì họ có thể chỉ gói gọn việc làm hồ sơ trong vòng 1 tháng. Còn câu chuyện để tạo ra "luồng xanh" lại phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các bộ ngành.

1850-kim-ngoc-thanh-nga-bo-ke-hoach-va-dau-tu
Bà Kim Ngọc Thanh Nga (đại diện trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia). (Ảnh: Sưu tầm)

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang quản lý các lĩnh vực theo các bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, việc ĐMST thì lại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là quản lý nhà nước. Mà quản lý nhà nước lại chịu trách nhiệm về rất nhiều những mảng khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ đăng ký kinh doanh của bộ Kế hoạch & Đầu tư, nhưng đăng ký khoa học công nghệ là thuộc bộ KH&CN. Vì vậy, muốn tạo doanh nghiệp KH&CN thì phải đăng ký như thế nào để phù hợp với pháp luật hay được hưởng những chính sách của khoa học công nghệ như thế nào còn khiến rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bối rối.

Ông Tuấn Linh đề xuất Chính phủ nên coi các khoản đầu tư cho Start-up như một khoản đầu tư công. Và phương thức đầu tư là đồng đầu tư cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân. Tức là chính phủ bỏ một phần tiền, những người nào muốn làm quỹ đầu tư mạo hiểm họ phải đi kêu gọi thêm các nguồn tiền tư nhân vào để đầu tư cùng. Theo ông, chính phủ Việt Nam đã bỏ tiền cho hệ sinh thái khởi nghiệp rồi những nó chỉ nằm ở mức chi phí hàng năm nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp để giới tư nhân tham gia vào nhiều hơn. Như thế, cả hệ sinh thái không thể phát triển đủ nhanh được vì có những thứ tư nhân không thể làm được như những chính sách.

1848-ceo-han-ngoc-tuan-linh
Ông Hàn Ngọc Tuấn Linh (Giám đốc quỹ đầu từ VSV Capital). (Ảnh: Sưu tầm)

Nếu chính phủ bỏ tiền ra đầu tư thì nên nghĩ đến việc thu lại các khoản tiền đấy như thế nào. Với động lực này thì tất cả những thứ khác trong hệ sinh thái sẽ hoạt động nhanh hơn. Lấy ví dụ, chính phủ đã đầu tư cho một số quỹ, các quỹ đấy lại đi đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thì khi doanh nghiệp khởi nghiệp hay quỹ đấy gặp vấn đề gì khó khăn mà nếu không giải quyết nhanh có thể doanh nghiệp hoặc quỹ ấy sẽ "chết". Vì vậy, tất cả các bộ ban ngành sẽ phải đẩy nhanh tiến độ hoạt động.

Tiếp đó là một loạt câu hỏi được đặt ra cho 3 vị diễn giả về vấn đề giải pháp hoàn thiện đối mới hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta.

Nên để doanh nghiệp làm sai và chết ngay từ lần đầu hay cần một hệ thống giáo dục bài bản từ 12 năm ngồi trên ghế nhà trường và cả đại học?

Anh Hùng trả lời rằng, khi đi theo mô hình khởi nghiệp thì độ "ngược gió" sẽ rất lớn. Cách để thử sai thì tăng thêm độ rủi ro, chi phí phải trả sẽ rất đắt. Nếu như mình đầu tư có chiều sâu, mình đào tạo có bài bản thì cái giá phải trả sẽ không đắt, và xây dựng được nền tảng bền vững cho tương lai. Ví dụ như Bill Gates, Mark Zuckerberg,...đều là những người làm quen với công gnhệ, bắt đầu với máy tính từ khi còn rất sớm. Anh cho rằng, số lượng học sinh cấp 2 ở Việt Nam lên tới 8 triệu học sinh. Đây là lứa tuổi nên tiếp cận với công nghệ bởi lứa tuổi này rất sáng tạo và việc bắt đầu làm quen sớm từ khi còn ở cấp 2 sẽ nhận biết được những đứa trẻ nào có năng khiếu hoặc niềm đam mê về công nghệ, để rồi có những định hướng tốt cho chúng.

Văn bản mới nhất đưa ra của ngân hàng nhà nước liên quan đến vấn đề sandbox trong lĩnh vực công nghệ tài chính, thì các bộ ngành đang tham gia thế nào vào câu chuyện này và vai trò của nó có được toàn diện hay không?

Với góc độ đại diện bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Kim Ngọc Thanh Nga khẳng định, đây là một hướng đi đúng đắn của ngân hàng nhà nước khi đề ra sandbox cho ngành tài chính, vì rõ ràng fintech (công nghệ tài chính) chắc chắn sẽ trở thành lĩnh vực đang có dư địa phát triển rất lớn. Vì tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn rất thấp so với khu vực. Vì thế, nếu không có cơ chế thay đổi để đưa những công nghệ mới áp dụng vào hệ thống ngân hàng truyền thống thì sẽ bị lỡ rất nhiều cơ hội tốt.

Văn bản mới nhất đưa ra của ngân hàng nhà nước liên quan đến vấn đề sandbox trong lĩnh vực công nghệ tài chính, thì các bộ ngành đang tham gia thế nào vào câu chuyện này và vai trò của nó có được toàn diện hay không?

Ông Hàn Ngọc Tuấn Linh thẳng thắn trả lời khi đầu tư cho start-up thì không thể tính đến việc tất cả các quỹ sẽ hoàn lại vốn hoặc đều có lãi. Tuy nhiên, tính trên tổng số tiền đầu tư thì có thể tính được. Ví dụ như bỏ ra 100 triệu đầu tư thì chắc chắn tổng số tiền đấy sẽ phải thu về 100 hoặc hơn. Có thể sẽ có một số quỹ chết những một số quỹ khác sẽ trả lại nhiều hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, khi chính phủ đầu tư công bất kỳ thứ gì, đầu tư khoản nào đều phải thu hồi vốn hoặc lãi ở khoản đấy. Như thế sẽ rất khó để nhân rộng hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Câu hỏi cuối cùng trong buổi talkshow trực tuyến đặt ra cho 3 vị khách mời là họ tưởng tượng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam sẽ như thế nào vào năm 2030. Các vị diễn giả đều có những cái nhìn lạc quan về hệ sinh thái khởi nghiệp này.

Ngay từ ban đầu, bà Kim Ngọc Thanh Nga, đại diện trung tâm ĐMST Quốc gia, đã cho rằng, nhiệm vụ của trung tâm ĐMST Quốc gia trước tiên là đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Và trung tâm ĐMST Quốc gia có vai trò kết nối các chủ thể của hệ sinh thái. Và Việt Nam đang nằm trong giai đoạn rất thuận lợi của ĐMST vì đã có quá trình dài kể từ khi có quyết định của chính phủ về ĐMST. Cho đến nay đã được 6 năm. 6 năm qua đã có rất nhiều những bước tiến, những kết nối và ngày càng có một lực lượng nguồn nhân lực công nghệ và tư duy ĐMST đã đi vào cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các bạn trẻ. Vì thế, môi trường hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta hứa hẹn sẽ có những bước tiến tích cực hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,