Cách nào tiếp tế cho người cách ly?

Góc nhìn
Suốt mấy ngày vừa qua, từng dòng người ùn ùn đổ về khu cách ly Ký túc xá ĐHQG TP.HCM để tiếp tế cho thân nhân, gây ra khung cảnh hỗn loạn và bát nháo.

Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong đã phải yêu cầu lãnh đạo quận Thủ Đức có biện pháp siết chặt quản lý địa bàn, không để tái diễn tình trạng tụ tập động người xung quanh ký túc xá Đại học quốc gia TP.HCM đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung.

Đặc biệt, ở phía cổng A đã hình thành những dịch vụ ăn theo như quầy giải khát, đóng gói bao bì, khuân vác vật dụng…

Và tất nhiên, không ai bảo đảm sự chen lấn nháo nhào hoàn toàn không ẩn họa lây nhiễm chéo Covid-19.

Ký túc xá Đại học quốc gia TP.HCM trong thời gian sinh viên nghỉ học đã là khu cách ly tập trung lớn nhất đô thị phương Nam.

Hiện nay, có hơn 5.000 trường hợp cách ly ở đây, với phần lớn là người vừa từ nước ngoài trở về, mà chủ yếu là du học sinh. Dù ban quản lý chia làm hai khung giờ để nhận tiếp tế, buổi sáng 8h đến 10h, buổi chiều 14h đến 16h, nhưng lượng hàng hóa gửi vào vẫn quá tải đối với đội ngũ phục vụ khu cách ly tập trung.

Theo quy định, không được mang thức ăn từ bên ngoài vào khu cách ly tập trung, nhưng phụ huynh muốn bồi dưỡng thêm cho con em thì cũng không nỡ cấm đoán.

Và hệ lụy tiếp diễn, người nọ gửi được đồ hộp và trái cây, thì người kia muốn gửi chăn nệm và quạt máy, thậm chí gửi cả tủ lạnh.

Gia đình đã cho em em đi du học, thì đều có điều kiện kinh tế khá giả. Không yên tâm với môi trường căng thẳng ứng phó virus Corona ở các nước phương Tây, phụ huynh đã hối hả mua vé máy bay cho con em trở về quê hương. Sự tự vệ đầy hoang mang giữa đại dịch toàn cầu cũng không đáng trách giận.

Thế nhưng, khi đã vào khu cách ly tập trung thì không ai được quyền tiếp tục thể hiện nhu cầu lắm khi thái quá. Ưu tiên số một là phòng chống Covid-19, chứ không phải hưởng thụ kỳ nghỉ dưỡng đầy đủ tiện nghi.

Đành rằng, cha mẹ nào chả thương yêu con cái. Tuy nhiên, tiếp tế kiểu vô lối sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Thứ nhất, phơi bày khoảng cách giàu nghèo lố bịch trong khu cách ly tập trung. Thứ hai, tạo áp lực tinh thần và tạo nguy cơ lây nhiễm bên ngoài hàng rào khu cách ly tập trung.

Vậy, cách nào tiếp tế cho người cách ly? Ngân sách đang phải gồng gánh để chăm lo cho bệnh nhân Covid-19 cũng như người đang được theo dõi sức khỏe nhằm sàng lọc y tế. Phụ huynh có nguồn tài chính dư dả, hãy đóng góp cho chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng chống Covid-19”.

Mỗi đồng tiền từ thiện của người quyên tặng, không chỉ tăng chất lượng bữa ăn và giấc ngủ cho con em mình trong khu cách ly tập trung, mà còn san sẻ cho cộng đồng trong cơn nguy khốn.

Tương thân tương ái luôn là một giá trị bất biến, giữa ngày thường bình yên lẫn giữa đại dịch toàn cầu.

LÊ THIẾU NHƠN

0 0

Quan tâm

https://nongnghiep.vn/cach-nao-tiep-te-cho-nguoi-cach-ly-d260773.html
Doanh nhân trẻ không chỉ tạo ra giá trị cho riêng mình...

Doanh nhân trẻ không chỉ tạo ra giá trị cho riêng mình...

Doanh nhân trẻ với tâm, tầm, thế trong phát triển kinh tế đất nước thời đại mới; Cách để giữ chân được người trẻ; Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia phát triển thành tựu của người trẻ… là những ý kiến tham luận, trăn trở của nhiều đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2025.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Công ty ATP trao tặng 200 suất quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi Covid-19

Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Công ty ATP trao tặng 200 suất quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi Covid-19

TTTĐ - Chiều 24/8, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng và Công ty CP Đầu tư Dịch vụ và Thương mại ATP tổ chức chương trình trao hỗ trợ cho 200 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,