Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Kinh tế Hậu Lộc
Nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19.

Trong đó, nghị quyết đặt mục tiêu sớm kiểm soát được dịch Covid-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, nghị quyết cũng kỳ vọng hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể và phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.

Nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch Covid-19, dự thảo nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị được bổ sung vào Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 là người lao động trong các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; người làm việc trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiến độ thực hiện các đơn hàng, chống đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là những kiến nghị xác đáng, cần tiếp thu, điều chỉnh.

Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Chính phủ quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm” mà một số nước trên thế giới đã áp dụng nhằm giúp doanh nghiệp chủ động, tiết kiệm chi phí và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; đồng thời, giảm bớt nguy cơ lây nhiễm do tập trung đông người tại các cơ sở xét nghiệm.

Ngoài ra, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai quyết liệt nền tảng khám bệnh từ xa (Tele-health) để hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến huyện về chuyên môn trong việc khám, điều trị cho người dân, nhất là những bệnh nhân Covid-19 nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đây là giải pháp hiệu quả, kịp thời và phù hợp với bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Chính phủ quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm”
Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Chính phủ quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm”

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị giao Bộ Y tế rà soát, sửa đổi các quy định về bảo hiểm y tế theo hướng cho phép bảo hiểm y tế được thanh toán các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có thu phí.

Đồng thời, trên cơ sở đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ, dự thảo Nghị quyết đã bổ sung nhiệm vụ giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19, thuốc điều trị, vật tư, trang thiết bị y tế.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn

Thời gian qua, do thiếu một số hướng dẫn cụ thể và cả việc thực hiện giữa các địa phương chưa thống nhất, gây ra tình trạng ùn ứ, ách tắc lưu thông hàng hóa tại một số cảng biển và trên cả đường bộ, đường thủy, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mặc dù, Chính phủ đã kịp thời có các chỉ đạo nhằm tháo gỡ vướng mắc, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thì tình trạng này đến nay chưa được giải quyết triệt để, cần tiếp tục được tháo gỡ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp phản ánh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay khó có thể hoàn thiện hồ sơ giấy tờ như yêu cầu khi thực hiện thủ tục thông quan, trong đó có hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ công tác phòng chống, điều trị, khám chữa bệnh nên kiến nghị cần đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, áp dụng chế độ hải quan ưu tiên nhằm giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đảm bảo tiến độ cung cấp đơn hàng kịp thời.

Đặc biệt, nhằm khắc phục chuỗi cung ứng, vấn đề được các doanh nghiệp và địa phương quan tâm nhất hiện nay là việc xây dựng và áp dụng phương án, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với diễn biến đại dịch Covid-19.

Hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, do đó cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp như miễn, giảm, giãn, hoãn những khoản thuế phải nộp, phí phải đóng
Hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, do đó cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp như miễn, giảm, giãn, hoãn những khoản thuế phải nộp, phí phải đóng

Do đó, dự thảo nghị quyết giao các địa phương và doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, thống nhất, quyết định và chịu trách nhiệm về phương án, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với diễn biến đại dịch Covid-19 ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp (bao gồm cả việc kiểm tra và cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện).

Hiện nay, đang trong mùa thu hoạch lúa, gạo, nhưng do thị trường và lưu thông bị ảnh hưởng, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên cần có chính sách tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc, gạo, giảm bớt khó khăn cho người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa, gạo.

Vì vậy, dự thảo nghị quyết giao các bộ, ngành liên quan và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, do đó cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp như miễn, giảm, giãn, hoãn những khoản thuế phải nộp, phí phải đóng.

Trong số đó có thể kể đến như đoàn phí, kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội; giá điện; thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; phí cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển. Những chính sách vừa nêu là cần thiết nhằm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay và cũng được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất.

Thời gian vừa quan, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực ban hành và chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.

Năm 2020, Chính phủ đã cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2020. Thực tế cho thấy các chính sách này đã phát huy tác dụng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vừa kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Một số địa phương (Quảng Nam, Ninh Bình) đề xuất cho phép tiếp tục gia hạn áp dụng các chính sách này đến hết năm 2021.

Do đó, dự thảo nghị quyết giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện chính sách này.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số vướng mắc hiện nay được doanh nghiệp phản ánh nhiều là vấn đề cấp, gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp; thời gian làm thêm giờ; quy trình về cách ly y tế để các địa phương tiếp nhận lao động đến và trở về.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đó là những kiến nghị xác đáng và hợp lý, nên dự thảo nghị quyết quy định giao các bộ, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các quy định, theo hướng áp dụng linh hoạt các quy định, điều kiện phù hợp với bối cảnh mới.

Hiện việc đảm bảo nguồn cung vắc xin, kịp thời tổ chức tiêm chủng cho người lao động và người dân là hết sức quan trọng nên dự thảo Nghị quyết giao Bộ Ngoại giao cần đẩy mạnh “ngoại giao vắc xin”; vận động, thúc đẩy đối tác, cung cấp vaccine đúng cam kết; thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19; hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.

Đồng thời, dự thảo nghị quyết còn nghiên cứu công nhận lẫn nhau “hộ chiếu vắc xin” với các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng cần được đẩy nhanh nhằm sớm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG được vinh danh đạt chuẩn văn hoá kinh doanh

Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp", Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam 2023" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Tại đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có bài chia sẻ đặc biệt với chủ đề "Bản sắc văn hóa đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,