Bất động sản dần phục hồi, mặt bằng bán lẻ vẫn ảm đạm

Bất động sản
Trong trạng thái bình thường mới, nhu cầu về một số phân khúc bất động sản dần tăng trở lại. Tuy nhiên, làn sóng trả mặt bằng bán lẻ vẫn tiếp diễn.

Trong tháng 5, sau khi lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ, thị trường bất động sản ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực từ phía người mua cũng như các chủ đầu tư.

Chung cư, nhà đất khởi sắc

Trạng thái bình thường mới được thiết lập, một số chủ đầu tư đã rục rịch cho ra mắt các dự án mới hoặc tiếp tục mở bán những dự án trước đó.

Đối với thị trường căn hộ, tại quận 7, Phú Mỹ Hưng, TP HCM đang cho ra mắt một dự án với 366 căn hộ, trong khi Xuân Mai Corp cũng mở bán những căn còn lại trong một dự án có vị trí lân cận. Tương tự, Khang Điền tiếp tục mở bán thêm 200 căn thuộc dự án của mình tại Bình Chánh.

Theo một đơn vị phân tích thị trường, mức quan tâm đến căn hộ chung cư tại khu vực quận 2, quận 9, Thủ Đức trong tháng 5 đã tăng đến 18% so với tháng 3 và tháng 4.

Ở phân khúc nhà đất, thị trường cũng ghi nhận những biến động lớn về giá tại khu Đông. Trong thời điểm dịch Covid-19, đây là khu vực có mức giảm ít nhất và dự kiến có mức tăng mạnh trong tương lai.

Bất động sản dần phục hồi, mặt bằng bán lẻ vẫn ảm đạm - Ảnh 1.

Nhu cầu bât động sản nhà ở tăng lên sau khi lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ. Ảnh: PV.

Cụ thể, nhà liền thổ sơ cấp của dự án An Phú New City quận 2 có giá bán đợt đầu ở mức 160 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trong kế hoạch mở bán sắp tới, chủ đầu tư dự kiến tăng 5-10%.


Một dự án biệt thự và nhà vườn tại quận 9 đang có mức giá 45 triệu đồng/m2. Trong 2 tuần trở lại đây lượt khách hàng quan tâm đã tăng gấp 3 lần sau thông tin Thủ tướng ủng hộ việc thành lập "Thành phố phía Đông".

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Thành Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Thiên Khôi, cho biết trong đợt giãn cách, lượng giao dịch giảm đi đáng kể, tuy nhiên kết thúc giãn cách, giao dịch tăng nhanh trở lại. Bán chạy nhất là sản phẩm nhà dưới 4 tỷ đồng tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và nhà 6- 8 tỷ đồng ở quận Ba Đình, Đống Đa.

Nhu cầu tìm bất động sản nhà ở rao bán có dấu hiệu tăng cao, chủ yếu đến từ những người có nhu cầu ở thực. Theo Chợ Tốt Nhà, lượt tìm kiếm nhà ở trong tháng 5 tăng đến 30% tính từ khi lệnh giãn các xã hội được dỡ bỏ. Tuy nhiên, người mua chủ yếu quan tâm đến chung cư có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2 và dưới 30 triệu đồng/m2.

Số liệu cũng cho thấy thị trường nhà ở cho thuê đang trở nên nhộn nhịp nhất kể từ đầu năm do phần lớn học sinh, sinh viên, công nhân viên chức trở lại học tập và làm việc sau thời gian nghỉ dịch khá dài.

Xu hướng trả mặt bằng bán lẻ kéo dài

Trong khi các phân khúc khác của thị trường đang có dấu hiệu hồi phục, mặt bằng bán lẻ cho thuê vẫn ghi nhận tình trạng bỏ trống và tiếp tục có xu hướng khách thuê trả mặt bằng.

Một số truyến đường khu trung tâm với hoạt động bán lẻ sôi động ở quận 1 (TP HCM) như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng, Đồng Khởi... hay Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thị Minh Khai quận 3, đường 3/2 tại quận 10, nhà phố cho thuê vẫn treo biển tìm khách thuê.

Chủ một cửa hàng thời trang tại quận 1 kinh doanh được hơn 2 năm mới đây đã phải trả mặt bằng có giá thuê 75 triệu đồng/tháng do kinh doanh ế ẩm.

"Cửa hàng rộng rãi, nằm giữa khu vực giao thương tốt, được nhiều khách thuê săn đón, chủ nhà cũng đã giảm 30% giá thuê trong tháng qua nhưng vì kinh doanh quá khó khăn nên tôi đành phải trả mặt bằng", người này chia sẻ.

Bất động sản dần phục hồi, mặt bằng bán lẻ vẫn ảm đạm - Ảnh 2.

Nhiều hộ kinh doanh buộc phải trả mặt bằng để thu hồi vốn do kinh doanh khó khăn. Ảnh: Chí Hùng.

Trong dịch Covid-19, nhà phố cho thuê được đánh giá là nhóm chịu tác động mạnh nhất với sự sụt giảm khách thuê lên đến 50%, chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ nhà đang ở trong "thế khó" do đã giảm giá thuê xuống mức rất thấp mà vẫn không có khách thuê, trong khi khách cũ trả mặt bằng ngày càng nhiều.


Theo nhận định của một số chuyên gia, nhiều doanh nghiệp đang trong thời gian cắt giảm chi tiêu, thu gọn mô hình kinh doanh để đảm bảo nguồn tiền, trong khi chi phí mặt bằng là khoản chi chiếm tỷ lệ rất lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp F&B, thời trang...

Đánh giá tại một buổi tọa đàm về hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới, ông Tâm Trần, Giám đốc khối thị trường Việt Nam và Campuchia của KPMG, cho biết nhìn vào tình trạng các thương hiệu F&B trên đường Nguyễn Huệ trả mặt bằng, có thể thấy sẽ phải mất 3-6 tháng nữa khu vực này mới có khách thuê mới vào thay thế.

"Xu hướng trả mặt bằng khiến tôi đặt câu hỏi về bài toán kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực trung tâm. Giá thuê một cửa hàng trên đường Nguyễn Huệ có giá từ 10.000 - 15.000 USD /tháng, cùng với chi phí nguyên liệu và nhân công, vậy doanh nghiệp sẽ phải bán bao nhiêu sản phẩm mới có thể hòa vốn", ông phân tích thêm.

https://diaoc.nld.com.vn/dia-oc/bat-dong-san-dan-phuc-hoi-mat-bang-ban-le-van-am-dam-20200602114851338.htm
Mua nhà không còn là nỗi lo nếu tìm đúng sản phẩm

Mua nhà không còn là nỗi lo nếu tìm đúng sản phẩm

Thiếu tự tin để mua nhà do số tiền tích lũy ban đầu chưa nhiều, sợ áp lực trả lãi ngân hàng mỗi tháng hay lo lắng dự án có bàn giao đúng tiến độ,… là tâm lý chung của không ít người hiện nay. Với dự án Legacy Prime, những nỗi lo này đều được giải tỏa thông qua các chính sách và ưu đãi thiết thực.
Quảng Ninh: Chuyển giao công nghệ cho dự án trị giá 1,5 tỷ USD

Quảng Ninh: Chuyển giao công nghệ cho dự án trị giá 1,5 tỷ USD

Dự án Nhà máy hóa dầu Stavian Quảng Yên chính thức nhận các giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ hóa dầu sản xuất hạt Polypropylene (PP) từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,