Báo chí đồng hành cùng đất nước, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Trong nước Anh Đức
Cách đây 96 năm, ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước và dân tộc, là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò tiên phong trên các mặt trận; Góp phần quan trọng nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Phóng viên tác nghiệp trong đại dịch Covidd-19
Phóng viên tác nghiệp trong đại dịch Covidd-19

Báo chí cách mạng Việt Nam đến nay đã trải qua chặng đường 96 năm xây dựng và phát triển rất đáng tự hào. Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, các thế hệ nhà báo cách mạng không ngừng nỗ lực phấn đấu, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ", xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Ðảng.

Báo chí đã phản ánh sinh động thực tiễn công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đổi mới và phát triển đất nước; Phát hiện, cổ vũ, động viên nhân rộng các điển hình, nhân tố mới, tạo nên các phong trào hành động cách mạng sôi nổi trên mọi lĩnh vực, làm nên những thành tựu to lớn.

Đồng hành cùng công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, báo chí là lực lượng xung kích trong việc tuyên truyền cổ vũ cho những nhân tố mới, cho quá trình hình thành và hoàn thiện đường lối đổi mới, cho phong trào hành động vì sự phát triển đất nước và hạnh phúc của Nhân dân, vì sự hội nhập sâu rộng cùng thế giới và khát vọng hùng cường, thịnh vượng. Bên cạnh đó, báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, báo chí đã xông trận, góp phần tạo sự đồng thuận, đồng lòng, nhân lên những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực biến động mạnh, chuyển đổi sâu sắc, khó lường; những tác động chưa từng có, khó lường do đại dịch Covid-19 chứa đựng những thách thức lớn, tác động sâu sắc đến đất nước ta. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại gây tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của báo chí truyền thống, xuất hiện sự “cạnh tranh” phi truyền thống về lượng độc giả, quảng cáo… Thực tiễn đó chính là “lửa thử vàng” đối với các cơ quan báo chí, với mỗi nhà báo cả về chiến lược phát triển lẫn bản lĩnh tay nghề và phẩm chất đạo đức.

Phát biểu tại lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ XIV- năm 2020, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Thủ tướng Chính phủ xúc động: "Còn gì cảm động hơn hình ảnh các phóng viên đồng hành với các y bác sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an trong cuộc chiến chống đại dịch. Báo chí đã góp phần to lớn tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn dân, sự đoàn kết, nhân ái trong xã hội trong cuộc chiến chống đại dịch này. Đây là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới kiểm soát được dịch Covid-19 với phương pháp chống dịch hiệu quả, chi phí thấp và nay bước vào “trạng thái bình thường mới” vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội vừa cảnh giác phòng, chống dịch”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: Báo chí nằm trong nhóm ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và mạnh nhất bởi công nghệ số, bởi công nghệ 4.0. Truyền thông mạng xã hội cũng đặt ra cho báo chí chúng ta những thách thức to lớn. Báo chí cần làm gì để bạn đọc có được thông tin chính xác kịp thời, vừa có tính phản biện xã hội, vừa tạo dựng được sự đồng thuận và xây dựng niềm tin lẫn nhau?.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, việc tiếp cận thông tin nhanh hơn, dễ dàng hơn nhưng cũng khó khăn hơn khi có nhiều thông tin bị nhiễu loạn, thật, giả lẫn lộn trên mạng xã hội. Trong thực tế, không ít người rơi vào tình trạng dễ bị tác động, dễ tin vào những điều không thật. Tình trạng “thương mại hóa” báo chí vẫn đang là vấn đề đặt ra, gây bức xúc.

Trước thực trạng trên, mỗi người làm báo cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chính trị, sự am hiểu thời cuộc, gắn bó với thực tiễn, hiện trường, có tinh thần lắng nghe, cầu thị; Cần chủ động nâng cao bản lĩnh và năng lực chuyên môn, giữ vững “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” sáng tạo những tác phẩm báo chí mang sức mạnh của sự thật, sức mạnh của lòng dân để phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tạo cơ chế mới cho báo chí phát triển, bao gồm cả khuyến khích tự chủ và đặt hàng, kết hợp cả “bàn tay” thị trường và “bàn tay” hỗ trợ của Nhà nước…

Tự hào 96 năm báo chí Cách mạng Việt Nam, mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, chủ động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí; không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức tờ báo, thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, bảo đảm tính định hướng dư luận xã hội… góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hùng cường.

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Kiện toàn chức năng, cơ cấu tổ chức và biên chế 11 đơn vị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Thông báo số 1440-TB/TU kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của các sở, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,