72 dự án khởi nghiệp tranh tài trong chung kết “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020

Khởi nghiệp Hương Ly
(KNT) - 72 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trên cả nước cùng tranh tài trong chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 (SV_STARTUP-2020) do Bộ GD&ĐT tổ chức.
3748-y-tuong-tranh-tai-hoc-sinh-sinh-vien-trong-cuoc-thi-khoi-nghiep
Ảnh: V.T

Vào ngày 21 và 22/12 tại Hà Nội, chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 (SV_STARTUP-2020) do Bộ GD&ĐT tổ chức được diễn ra với sự tranh tài của 72 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trên cả nước.

Cuộc thi đã gây được những bất ngờ, ấn tượng cho ban tổ chức vì có nhiều ý tưởng sáng tạo, có tính ứng dụng và thiết thực với đời sống xã hội.

Dự án "Snack vỏ sầu riêng"

Nhóm bạn trẻ đang công tác tại Viện Kỹ thuật công nghệ cao Nguyễn Tất Thành khởi nghiệp vợi dự án "Snack vỏ sầu riêng". Đây là tên một dự án có cái tên khá thú vị với nhóm tác giả là 4 thành viên Nguyễn Ngọc Quý, Phạm Trí Nhựt, Trần Thị Yến Nhi, Đào Tấn Phát và cố vấn kỹ thuật - ThS. Nguyễn Hồng Khôi Nguyên.

Ý tưởng dự án này được tạo nên từ việc "hàng ngàn tấn vỏ sầu riêng bị bỏ đi" theo chia sẻ của Trần Thị Yến Nhi khi em đến xưởng làm sầu riêng ở huyện Cai Lậy. Vì vậy, Yến Nhi nảy sinh ý tưởng ứng dụng vỏ sầu riêng vào thực; vừa tận dụng được nguồn vỏ, vừa tạo thu nhập thêm cho nông dân.

Ban đầu, nhóm lên ý tưởng làm mứt sầu riêng nhưng không khả quan vì khi ăn bị dính răng. Sau đó, nhóm tìn cách để xử lý bằng enzyme làm cho nó giòn và có vị, cùng với đó, giữ được giá trị dinh dưỡng của vỏ sầu riêng.

Dự án "Nghiên cứu sản xuất viên nang giảm cân, hẹ mỡ từ quả bưởi non"

Nhóm sinh viên vủa trường ĐY Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công dự án "Nghiên cứu sản xuất viên nang giảm cân, hẹ mỡ từ quả bưởi non". Bởi theo nhóm, theo y học cổ truyền, bưởi non được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến chuyển hóa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.

Ở Việt Nam, chưa có dạng bào chế nào từ nguyên liệu này để giảm cân cho người béo. Thêm vào đó, mỗi năm, người nông dân phải tỉa 70.000 tấn bưởi non để nâng cao năng suất cho cây bưởi. Vì lẽ đó, nhóm đã nghiên cứu ra viên nang bưởi non PomePose 500mg với thành phần là pectin và bioflavônid hỗ trợ giảm cân, hạ mỡ. Bởi trong bưởi non, hàm lượng pectin và bioflavônid dồi dào hơn bưởi già.

Dự án "ống hút từ hạt bơ"

Nhóm học sinh của Trường Tiểu học - THCS - THPT Hoàng Việt (Đắk Lắk) đã tận dụng những hạt quả bơ vị người dân bỏ để tạo ra ống hút an toàn, thân thiện với môi trường thay thế cho ống hút nhựa hiện nay. Ống hút này sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên với hạt bơ là thành phần chính. Sản phẩm ống hút có màu sắc và thiết kế đẹp mắt bởi được kết hợp bởi màu của các loại thực vật như rau xanh, nghệ, lá cẩm,... Ống hút này có thể giữ được độ bền trong khoảng 2-3 tiếng và sẽ tự phân hủy sau 2-3 tháng trong môi trường tự nhiên. Đặc biệt hơn, ống hút từ hạt bơ này có thể ăn được.

Sản phẩm này đã được nhóm đưa vào sử dụng thử nghiệm tại canteen trường học và khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam.

Bên cạnh đó, nhiều dự án đã ứng dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề cuộc sống.

Dự án máy lọc không khí

Nhóm sinh viên trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã lên y tưởng chế tạo máy lọc không khí Air Mask thoe công nghệ mới.

Em Trần Phi Long, sinh viên ngành công nghệ ô tô, cho biết thiết bị được ứng dụng xác tác quang TiO2. Không khí bẩn, có mùi sẽ được thu vào nhờ quạt hút và đi qua các màng lọc carbon than hoạt tính rồi đến màng lọc tẩm TiO2 và sẽ bị tiêu diệt nhờ cơ chế quang xúc tác giữa TiO2 với đèn UV để đưa ra một nguồn không khí sạch.

Long cho biết thêm, thiết bị khá nhỏ gọn, có thể lắp đặt được nhiều nơi như khu nấu ăn, nhà vệ sinh, xe buýt… Quan trọng hơn là chi phí rẻ gấp nhiều lần so với các máy lọc hiện nay trên thị trường. Hiệu suất lọc lại cao, người dùng tự bảo trì, bảo dưỡng được.

TS Võ Thanh Hằng, giảng viên Khoa môi trường và tài nguyên (Trường ĐH Bách khoa) và là người hướng dẫn nhóm nghiên cứu, cho hay sản phẩm xuất phát từ ý tưởng của sinh viên về việc muốn tạo không khí sạch trên xe buýt. Dòng đầu của sản phẩm đã được lắp đặt trên tuyến xe buýt số 8 và 50. Hiện nhóm đã có những đơn đặt hàng đầu tiên để lắp đặt vào trường học.

Hay nhóm sinh viên Trường FPT Cần Thơ đã nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trogn chẩn đoán bệnh trên gia cầm. Với dự án này, người dùng có thể dễ dàng tải ứng dụng trên nền tảng Android, iOS hay mã QR để kết nối giữa người chăn nuôi với chuyên gia, bác sĩ thú y. Nhờ những dữ liệu được kết nối sẽ chẩn đoán trên bốn loại bệnh chính xác đến 90%.

Đánh giá chung về các dự án năm nay, bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), cho biết các dự án tham gia khởi nghiệp đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Các dự án đều hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội góp phần tạo sự đột phá, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Quyền lợi lớn cho sinh viên giành giải nhất

Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 khởi động từ ngày 21-7-2020 và nhận được hơn 600 dự án dự thi.

Cuộc thi năm nay có tám lĩnh vực bao gồm: Khoa học, công nghệ; công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, y tế; dịch vụ, du lịch; tài chính, ngân hàng; kinh doanh tạo tác động xã hội; các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác.

Cơ cấu giải thưởng sẽ gồm hai giải nhất, bốn giải nhì, sáu giải ba và tám giải khuyến khích. Trong đó, một giải nhất của sinh viên sẽ nhận được tiền mặt là 60 triệu đồng, gói hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ triển khai dự án với trị giá 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Nỗ lực đạt GDP trên 5% năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu, năm 2023, trong đó có tăng trưởng GDP đạt trên 5%,